Hotline 24/7
08983-08983

Xét nghiệm máu kiểm tra giun đũa chó cần làm gì?

Câu hỏi

Tôi đã uống thuốc điều trị bệnh sán chó rồi (thuốc Zentel, Ferra, Cetirizin). Cần xét nghiệm máu lại thì phải làm gì?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Xét nghiệm giun đũa chó. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Xét nghiệm giun đũa chó. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Phần lớn những trường hợp bệnh giun đũa chó ở người tự khỏi. Chỉ định điều trị khi bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ do nhiễm giun đũa chó gây ra. Xét nghiệm máu tìm kháng thể với giun đũa chó có thể dương tính trong nhiều tháng, kể cả khi giun đã được đào thải ra khỏi cơ thể.

Do đó, sau khi điều trị, bạn nên tái khám để bác sĩ đánh giá các đáp ứng về triệu chứng lâm sàng cũng như so sánh các xét nghiệm khác (bạch cầu ái toan, ELISA…) trước và sau điều trị.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Toxocara sp là tên chung, đó có thể là giun đũa chó (Toxocara canis) hay giun đũa mèo (Toxocara cati). Riêng giun đũa chó không sống ký sinh ở người, chỉ ấu trùng của nó có thể nhiễm qua người (người là ký chủ tình cờ), nhưng ấu trùng này không thể tiếp tục phát triển thành con giun trưởng thành được. Vì vậy, bệnh giun đũa chó được gọi là bệnh ký sinh trùng lạc chỗ.

Ấu trùng giun đũa chó khi lạc chỗ nhiễm qua người sẽ di chuyển nhiều nơi gây rối loạn ở các cơ quan nội tạng khác nhau và có những biểu hiện lâm sàng, đặc biệt ở da thì gây nổi dát đỏ, mề đay, ngứa.

Phác đồ điều trị bệnh giun đũa chó, mèo hiện nay chưa thống nhất về thuốc tối ưu, cũng như liều lượng và thời gian điều trị. Nhìn chung albendazole được khuyến cáo do tính an toàn, có sẵn và ít phản ứng bất lợi. Thời gian dùng albendazole cũng rất thay đổi tuỳ theo đối tượng.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X