Hotline 24/7
08983-08983

Viêm lưỡi kéo dài, điều trị thế nào hiệu quả?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Mẹ cháu có triệu chứng ngứa và rát lưỡi. Đi khám BS chuẩn đoán là viêm gai lưỡi nhưng uống thuốc được 1 tháng mà không thấy giảm. Cho cháu hỏi mẹ cháu phải đi khám và điều trị thế nào để khỏi hẳn bệnh này ạ? (Thao Pham - daudau…@gmail.com)

Trả lời
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bạn Thao Pham thân mến,

Viêm lưỡi là bệnh nguyên phát của lưỡi hoặc triệu chứng của một bệnh khác.

Có nhiều nguyên nhân rất khác nhau gây viêm lưỡi: nhiễm khuẩn, nấm (thường gặp cơ địa suy giảm miễn dịch, dùng thuốc ức chế miễn dịch, kháng sinh kéo dài,...), chấn thương, chất kích thích (thuốc lá, rượu, chất cay, thức ăn uống nóng); mẫn cảm (với thuốc đánh răng, chất màu thực phẩm); bệnh hệ thống như thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, thiếu vitamin PP, thiếu máu ác tính hoặc thiếu sắt; một số bệnh da phát triển toàn thân như lichen phẳng, aptơ, giang mai,...

Biểu hiện bệnh không đi đôi với mức độ trầm trọng của bệnh. Lưỡi có thể đỏ, sưng to, cộm rộp, loét hoặc nhợt nhạt, láng bóng, trơn nhẵn, đau hoặc không. Có khi thấy đám lan, kẽ nứt, mảng đen có lông, bạch sản có lông...

Lưỡi viêm cấp thể trầm trọng do nhiễm khuẩn tại chỗ, bỏng, chấn thương; có thể sưng to, tụt lưỡi gây tắc nghẽn đường thở, khó thở. Có người bệnh kêu đau lưỡi nhưng khám không thấy viêm, có thể là sau khi mãn kinh hoặc giai đoạn đầu của bệnh nấm miệng, khô miệng, thiếu máu, tiểu đường, thiếu dinh dưỡng, hội chứng kém hấp thu hoặc ung thư...

Điều trị bệnh viêm lưỡi là điều trị theo nguyên nhân gây bệnh (kháng sinh nếu nhiễm vi trùng, kháng virus nếu nghĩ do virus, kháng nấm nếu nghi do nấm, bổ sung vitamin nếu viêm lưỡi do thiếu vitamin, tránh các chất kích thích nếu viêm lưỡi do yếu tố kích thích,...).

Song song với việc dùng thuốc, người bệnh nên ăn nhiều rau quả, uống thêm các loại vitamin C, E, ribovlavine, B, PP và bổ sung 25- 50 mg kẽm mỗi ngày. Người bệnh cần vệ sinh miệng kỹ lưỡng, làm sạch miệng bằng cách rơ lưỡi và niêm mạc miệng nhẹ nhàng với nước sạch hoặc mật ong trộn chung với một chút nghệ bột. Ngoài tác dụng làm sạch, những chất này còn giúp niêm mạc lưỡi và miệng mau phục hồi.

Mẹ bạn cần phải tới bác sĩ chuyên khoa nội tổng hợp, khám và xác định viêm lưỡi nguyên phát hay viêm lưỡi do bệnh nội khoa khác (có thể có) và điều trị tích cực nhé.


AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X