Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao có người nhiễm viêm gan virus nhưng sống lâu khỏe mạnh?

Câu hỏi

Vì sao có người bị nhiễm viêm gan virus nhưng vẫn sống lâu và khỏe mạnh, song có những trường hợp nặng có thể gây tổn thương gan đe dọa tính mạng? Phương pháp điều trị viêm gan virus hiện nay, có sự tiến bộ gì và còn gặp phải những khó khăn, hạn chế gì?

Trả lời

TS.BS Lê Thị Tuyết Phượng

TS.BS Lê Thị Tuyết Phượng

Trưởng khoa Nội tiêu hóa - Bệnh viện Nhân dân 115, TPHCM - Bệnh viện Nhân dân 115, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Viêm gan được chia thành 2 loại: viêm gan do virus và không do virus. Trong chương trình tư vấn hôm nay chỉ tập trung vào viêm gan do virus, bởi tỷ lệ nhiễm ở Việt Nam tương đối nhiều.

Đầu tiên là viêm gan virus B. Có 2 dạng hoạt động và không hoạt động. Trước đây dân gian thường hay gọi viêm gan B người lành mang mầm bệnh nhưng giờ điều này không chính xác nữa bởi khi đã nhiễm virus này thì đã được gọi là người bị viêm gan siêu vi B rồi. Tuy nhiên, cứ 10 người nhiễm viêm gan virus B thì 8 người ở dạng không hoạt động, nghĩa là siêu vi tổn tại trong cơ thể nhưng không gây - chưa gây tổn thương gan.

Điều này không có nghĩa là những người này sẽ mãi ở giai đoạn không hoạt động mà đến một thời điểm nào đó hoặc khi cơ thể miễn dịch kém thì chuyển thành viêm gan hoạt động, lúc này mới bắt đầu có triệu chứng ồ ạt, tăng khả năng dẫn đến xơ gan, ung thư gan. Vì vậy, mới có trường hợp người nhiễm virus B nhưng sống và sinh hoạt bình thường, còn ngược lại có người diễn tiến rất nhanh.

Vậy làm sao để biết chính xác hoạt động hay không hoạt động? Cách tốt nhất là làm xét nghiệm kiểm tra mức độ tổn thương gan như thế nào, lượng virus ra sao... mới đủ cơ sở để kết luận. Nhưng cần lưu ý rằng, dù là hoạt động hay không hoạt động thì người bệnh vẫn cần kiểm tra định kỳ mỗi 3-6 tháng hoặc khi có triệu chứng bất thường.

Ngoài ra, viêm gan virus B đã có thuốc chủng ngừa, những đứa trẻ mới sinh ra đã được tiêm vắc xin trong 24 giờ đầu thì nguy cơ nhiễm virus B gần như không có.

Đối với viêm gan siêu vi C, 10 người có 8 người sẽ diễn tiến sang mạn tính, từ từ đưa đến con đường viêm gan mạn hoạt động, xơ gan và ung thư gan. Vì vậy, người nhiễm virus C phải theo dõi, điều trị càng sớm càng tốt.

May mắn, hiện nay điều trị viêm gan virus C đã có những tiến bộ vượt bậc. Trước đây, việc điều trị rất khó khăn bởi vì thời gian điều trị dài 48 tuần, thuốc dạng chích có nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Nhưng ngày nay thời gian điều trị đã rút ngắn rất nhiều, nếu chưa có tổn thương nặng nề thì khoảng 12 tuần so với trước là 1 năm. Điều quan trọng hơn là tăng tỷ lệ điều trị thành công đến 90%, trước đây chỉ dừng ở mốc 50%, nghia là 5 người thành công, 5 người thất bại.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Viêm gan cấp và mạn tính có gì giống và khác nhau?

>>Bệnh viêm gan có sự phân loại không?

Viêm gan là tình trạng các tế bào bị tổn thương và viêm nhiễm trong mô gan. Bệnh diễn biến âm thầm và chỉ khi trở nặng mới có các triệu chứng rõ ràng khiến người bệnh khó chủ động điều trị và có thể biến chứng thành ung thư gan, xơ gan...
Viêm gan là căn bệnh truyền nhiễm. Tùy vào loại virus gây bệnh mà con đường lây nhiễm sẽ khác nhau. Cụ thể, viêm gan virus B, C, D lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Còn bệnh do virus A, E lây qua đường ăn uống.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X