Hotline 24/7
08983-08983

Trẻ vừa bị hen, vừa bị viêm mũi dị ứng có nên điều trị tại nhà?

Câu hỏi

Chào các BS ạ,

Cha mẹ có nên thực hiện phun khí dung, rửa mũi cho trẻ tại nhà không ạ?

Trả lời

BS.CK2 Đặng Thị Kim Huyên

BS.CK2 Đặng Thị Kim Huyên

Trưởng khoa Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Trẻ vừa bị hen, vừa bị viêm mũi dị ứng có nên điều trị tại nhà?Cha mẹ cần cẩn thận khi rửa mũi cho trẻ

Chào em,

Đây là câu hỏi rất thường gặp của các bậc phụ huynh có con bị bệnh hen song hành viêm mũi dị ứng. Hiện nay, hầu như các gia đình đều có khả năng trang bị máy xông khí dung ở trong nhà. Tuy nhiên, trước tiên chúng ta cần đưa trẻ đi khám để kiểm tra xem trẻ có phải bị viêm mũi dị ứng hay không.

Bác sĩ có thể nhận ra những dấu hiệu điển hình của viêm mũi dị ứng ở trẻ như nhếch mũi, chớp mắt liên tục, nhiều lần dùng tay quẹt mũi khi ngứa sẽ tạo thành vết lằn trên mũi. Đây được gọi là "lời chào dị ứng".

Nhiều em nhỏ còn dùng tay quẹt mũi và cả mắt khiến mũi và mắt sưng, đỏ. Những trường hợp này là vừa viêm mũi và vừa viêm kết mạc mắt dị ứng. Nhiều trường hợp, chúng ta chỉ cần điều trị viêm mũi thì mắt cũng sẽ khỏi bệnh theo. Đó là chưa kể, khi ngủ một vài bạn nhỏ còn gãi mũi trong vô thức dẫn đến chảy máu mũi.

Nhưng ngứa mũi còn chưa kinh khủng bằng nghẹt mũi. Vì tình trạng này khiến trẻ không thở bằng mũi được và có khuynh hướng thở bằng miệng.

Do đó, ban đêm trẻ sẽ há miệng để thở. Song vì là con nít nên sụn hàm và cấu trúc của khuôn mặt còn rất thơ ngây nên há kiểu nào thì nặn tượng kiểu đó. Lâu ngày, khuôn mặt sẽ dài ra, biến dạng xương hàm, lệch khớp cắn và được gọi là "vẻ mặt của viêm mũi dị ứng". Có một số bạn nhỏ vĩnh viễn không biết thở bằng mũi và cha mẹ phải dạy lại cách thở bằng mũi. Và khi thở bằng mũi thì tất cả dị nguyên sẽ đi thẳng vào cơ thể.

Những bạn nhỏ vừa viêm mũi vừa viêm kết mạc mắt thì sẽ có vết lằn dưới mi và quầng thâm dưới mắt. Đó là những dấu hiệu kín đáo mà chúng ta không biết rằng con mình đã tái đi tái lại nhiều lần trên cơ địa dị ứng.

Sau khi được bác sĩ chẩn đoán viêm mũi dị ứng rồi thì chúng ta mới được quyền điều trị. Đầu tiên, chúng ta phải loại bỏ những yếu tố khởi phát viêm mũi dị ứng như mạt nhà, lông thú cưng, bụi bẩn,... bằng cách dọn dẹp và lau nhà cửa sạch sẽ, giữ không khí trong lành; vệ sinh máy lạnh định kỳ.

Lưu ý, làm sạch nhà cửa ở đây không phải là che rèm kín hết xung quanh, thay vào đó nên mở cửa ra cho nguồn không khí trong lành vào nhà. Điều này giúp cho nhà cửa thông thoáng, tránh nấm mốc và tù túng.

Đồng thời vệ sinh nhà cửa thường xuyên để tránh bụi bận, đây cũng là cách để hạn chế mạt nhà. Các bậc phụ huynh cần biết rằng, mạt nhà không thể nhìn bằng mắt thường và nằm trong bụi, đến đêm sẽ bò ra ăn da của mình và để lại những sản phẩm gây dị ứng. Ngoài ra, gia đình nào có nuôi thú cưng cần xử lý lông và giặt giũ giường chiếu thường xuyên.

Niêm mạc mũi và niêm mạc phế quản gần giống nhau, vì thế nếu bị viêm mũi thường xuyên cũng sẽ gây khởi phát hen. Nếu viêm mũi càng nặng thì hen cũng sẽ nặng theo. Theo một nghiên cứu, khi đưa một dị nguyên vào mũi thì lập tức sẽ gây hắt xì, chảy mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi, tình trạng này cũng làm chức năng phổi giảm xuống.

Trường hợp này chúng ta chia ra là pha sớm và pha muộn. Nếu chúng ta hít thường xuyên, lặp đi lặp lại vài tháng sau đó thì gọi là pha muộn. Khi đó, cơ thể đã tiết ra hóa chất trung gian và tiếp tục lại xuất hiện cơn sổ mũi, nghẹt mũi, chức năng đường thở lại càng sụt giảm. Vì vậy, khi điều trị thì phải điều trị cả viêm mũi dị ứng và hen suyễn.

Trích từ GLTT của AloBacsi: Cách xử trí trẻ bị hen song hành viêm mũi dị ứng

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X