Tôi bị khàn tiếng vì hét quá lớn, uống thuốc không khỏi phải làm sao?
Câu hỏi
(AloBacsi) - Bác sĩ chuẩn đoán tôi bị viêm thanh quản, đã uống thuốc song giọng cứ khàn khàn thật khó chịu.
Trả lời
Chào bác sĩ,
Tôi 37 tuổi (nam), 3 tháng trước trong lúc tức giận tôi đã hét rất lớn, hôm sau đó cho tới bây giờ tiếng nói của tôi cứ khàn có lúc không ra tiếng. Tôi đã đi khám, bác sĩ chuẩn đoán tôi bị viêm thanh quản. Tôi đã uống thuốc song không bớt, giọng cứ khàn khàn thật khó chịu (ngoài bệnh này tôi không có bệnh gì khác).
Chào bạn Buixuan07,
Khàn tiếng là một triệu chứng cơ năng (người bệnh nhận thấy) của nhiều bệnh lý khác nhau ở thanh quản. Tùy thuộc vào các triệu chứng đi kèm khác mà chẩn đoán bệnh lý thanh quản ở các thể khác nhau.
Viêm thanh quản cấp ngoài triệu chứng là khàn tiếng còn có: cảm giác khô họng nuốt rát, ho, lúc đầu ho khan sau đó ho có đàm, có thể ớn lạnh, đau mình...
Viêm thanh quản mạn tính: không có triệu chứng cơ năng gì khác hơn là khàn tiếng kéo dài, không có xu hướng tự khỏi và phụ thuộc vào quá trình viêm thông thường không đặc hiệu.
Nguyên nhân của viêm thanh quản mạn tính được xếp làm 3 loại do phát âm, do viêm đường hô hấp, do cơ địa.
+ Do phát âm: những người làm nghề ca sĩ, diễn viên, giáo viên... thường dễ bị viêm thanh quản do thanh quản làm việc quá sức hoặc phát âm không hợp với âm vực của mình.
+ Do đường hô hấp: hít những hơi hóa học hoặc bụi kích thích, viêm mũi, viêm xoang mạn tính. Dùng rượu và thuốc lá quá mức cũng được coi như là nguyên nhân của viêm thanh quản mạn tính.
+ Do cơ địa: những người bị bệnh gout, đái tháo đường, béo phì... cũng dễ bị viêm họng mạn tính hơn những người thường do những rối loạn dinh dưỡng. Những bệnh này thường có tính chất gia truyền.
Với những gì bạn mô tả, bạn chí có triệu chứng duy nhất là khàn tiếng đã 3 tháng thì AloBacsi nghĩ bạn đã bị viêm thanh quản mạn tính mà nguyên nhân là do bạn phát âm không hợp với âm vực của mình. Sau một thời gian dài sẽ hình thành hạt thanh đai hay hòn thanh đai là 2 cái u nhỏ bằng nữa hạt gạo, hình tròn hoặc nhọn mọc trên bờ tự do của 2 dây thanh.
Về điều trị: bạn mô tả là đã đi khám và uống thuốc nhưng không nói rõ bạn khám BS có chuyên khoa Tai mũi họng hay không? đã uống những thuốc gì? Thư sau bạn có thể bổ sung nhé.
Trong trường hợp bệnh lý của bạn nếu hạt thanh đai còn non, vấn đề được đặt ra hàng đầu là nghỉ nói trong vài ba tuần, đồng thời, chấm vào thanh đai các loại săn như: Nitrat bạc 1% hoặc phèn chua 1%.
Ngoài ra, bạn cần bỏ thuốc lá, rượu, nước đá lạnh (nếu có), không thức khuya, không làm việc quá sức.
Nếu hạt thanh đai nhân đã chai cứng thì phải phẫu thuật.
Vì vậy, bạn nên đến các cơ sở có chuyên khoa Tai mũi họng để được khám, nội soi thanh quản để BS đánh giá bệnh lý của bạn và có hướng điều trị hợp lý.
Chúc bạn mau lành bệnh!
AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, từ ngày 15/6/2011, danh sách BS tư vấn Khám bệnh Online của AloBacsi có thêm hai chuyên gia tâm huyết. Đó là GS - BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Nguyên giám đốc BV Từ Dũ sẽ "gỡ rối" cho chị em về bệnh phụ khoa. Và, TS.BS Lê Tuyết Hoa - 20 năm công tác tại BV Chợ Rẫy - chuyên ngành Đái tháo đường - Nội tiết sẽ giải đáp mọi thắc mắc về Nội Tiết - Tiểu đường. AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn.
AloBacsi.vn |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình