Hotline 24/7
08983-08983

Tôi bị huyết áp thấp và rối loạn tiền đình, thỉnh thoảng có đợt khát nước, chữa trị thế nào ạ?

Câu hỏi

Kính gửi bác sĩ, Tôi 50 tuổi, khoảng 6 tháng nay thỉnh thoảng tôi có một đợt khát nước (uống 3 lít/ngày) vẫn thấy khát. Mỗi đợt khoảng 3-4 ngày rồi hết. Những lúc như vậy người mệt mỏi, vẫn ăn được không sút cân. Tôi có bệnh huyết áp thấp (100/60) và rối loạn tiền đình. Xin BS tư vấn và hướng dẫn điều trị. Trân trọng cảm ơn! (phan_tam...@yahoo.com)

Trả lời

Chào bạn,

- Thỉnh thoảng bạn bị một đợt khát nước (uống trên 3 lít/ ngày) mà vẫn thấy khát, mỗi đợt kéo dài 3 – 4 ngày rồi hết, thì bạn cần theo dõi và loại trừ các ngày đó thời tiết có nắng nóng quá không, vận động ngoài trời nhiều không, bạn ăn mặn, tiền sử gia đình có ai bị tiểu đường…?

Bình thường lượng nước trong cơ thể mất qua 3 đường: qua da, đường tiêu hóa, qua thận. Nếu bạn khát nhiều nhưng đi tiểu bình thường có thể do thời tiết nóng, do làm việc, hoặc vận động ngoài trời nhiều hoặc do cơ địa của bạn bị mất nước nhiều qua da, do đổ mồ hôi nhiều…

Nếu bạn xuyên khát nước, phải uống khá nhiều nước nhưng vẫn thấy khát thì sẽ nghĩ đến bệnh lý tiểu đường, chứng tâm thần phân liệt, khi tổn thương sọ não…

Chẩn đoán ĐTĐ bằng xét nghiệm đường máu:

- Đường máu lúc đói ≥ 126mg/dl (≥ 7 mmol/l) thử ít nhất 2 lần liên tiếp.

- Đường máu sau ăn hoặc bất kỳ ≥ 200mg/dl (≥ 11,1 mmol/l).

Do đó, bạn nên khám chuyên khoa Nội tiết để được xét nghiệm máu.

- Huyết áp được coi là thấp khi chỉ số tâm thu (tối đa) dưới 90 mmHg, tâm trương dưới 60 mmHg. Áp lực máu chậm và yếu, lưu lượng máu đưa đến các tổ chức thiếu nên bệnh nhân bị hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, đau đầu, tức ngực, tinh thần mệt mỏi, ngủ không sâu, có lúc thoáng ngất. Như vậy huyết áp của bạn chưa thực sự thấp, nhưng cũng lưu ý ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn…

- Rối loạn tiền đình là tình trạng mất thăng bằng, có cảm giác mọi vật chung quanh đang quay, mắt mờ, kém tập trung, buồn nôn, nôn mửa…

Rối loạn tiền đình ngoại biên xảy ra do các nguyên nhân như: viêm tai xương chũm mạn tính, do dùng các thuốc có độc tính gây tổn thương tiền đình như thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosis, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, rượu......

Rối loạn tiền đình trung ương có thể do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng bởi tình trạng xơ mỡ động mạch, hạ huyết áp tư thế, thoái hoá cột sống cổ làm chèn ép mạch máu.

Để phòng ngừa rối loạn tiền đình, tránh tái phát bệnh, bạn cần tránh ngồi nhiều trong phòng lạnh, tránh ngồi lâu trước máy vi tính, không nên ngồi lâu khi làm việc văn phòng… Tốt nhất bạn nên đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị rối loạn tiền đình.

Chúc bạn mau bình phục!
BS Châu Thị Kiều Oanh

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

Đặc biệt, từ ngày 15/6/2011, danh sách BS tư vấn Khám bệnh Online của AloBacsi có thêm hai chuyên gia tâm huyết.

Đó là GS - BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Nguyên giám đốc BV Từ Dũ sẽ "gỡ rối" cho chị em về bệnh phụ khoa.

Và, TS.BS Lê Tuyết Hoa - 20 năm công tác tại BV Chợ Rẫy - chuyên ngành Đái tháo đường - Nội tiết sẽ giải đáp mọi thắc mắc về Nội Tiết - Tiểu đường.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.
AloBacsi.vn

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X