Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Thường xuyên suy nghĩ nhiều về một vấn đề, em có bị sao không BS?
Câu hỏi
BS cho em hỏi, Em hay suy nghĩ nhiều về 1 vấn đề. Đi đường em cũng hay suy nghĩ. Tự nhiên trong đầu em có tiếng nói xoay quanh vấn đề mà em suy nghĩ. Nó tự hình dung diễn biến sự việc mà chưa hề xảy ra. Mặt khác em cũng hay suy nghĩ về vấn đề kinh tế, công việc, gia đình. Dạo gần đây trí nhớ em hơi kém, không nhớ lâu được. Tối tối trước khi đi ngủ em suy nghĩ về vấn đề công việc như liệu em có làm công việc này suốt không hay làm công việc khác, hay làm công việc trái ngành. Thức dậy em cũng thế, chỉ có khi nào đi làm em mới không suy nghĩ nhưng tối về lại cũng thế. Em bị lâu rồi, cũng được 2 năm. BS có lời khuyên gì cho em không? Em cám ơn BS nhiều.
Trả lời
Trong cuộc sống hối hả, tất bật và cạnh tranh cao như hiện nay thì việc đầu óc phải suy nghĩ liên tục để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống (như công việc, gia đình) là điều tương đối bình thường. Tuy nhiên, ở em có 1 điều bất thường hơn người khác chính là em không kiểm soát luồng suy nghĩ trong đầu mình, khiến cho đầu óc của em không được nghỉ ngơi giây phút nào, mặc dù em không muốn như vậy, việc dùng não liên tục làm cho trí nhớ của em kém dần. Đây là dấu hiệu của rối loạn tâm lý - tâm thần.
Em đừng bị “dị ứng” với từ “tâm thần”. Bệnh về tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”, đây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân - chưa có đủ nhận thức về bệnh lý tâm thần trong xã hội hiện nay - dẫn đến sự xa lánh, cay nghiệt dành cho người bệnh, và từ đó người bệnh bị hoảng sợ, chán ghét chính bản thân mình khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Bệnh tâm thần ngày nay rất thường gặp và có thể điều trị được.
Tốt nhất, em nên đến khám BS chuyên khoa Tâm thần. Vì để chẩn đoán một người bị rối loạn tâm lý - tâm thần dạng gì, có kèm bệnh gì hay không, cần điều trị thuốc gì, thì BS chuyên khoa Tâm thần và bệnh nhân phải ngồi lại với nhau, dành thời gian khai nhác bệnh sữ kỹ càng, đào sâu vào từng triệu chứng mới kết luận được là người bệnh thuộc nhóm bệnh nào, đồng thời cũng phải loại trừ những bệnh lý tổn thương cơ quan khác gây ra rối loạn tâm thần (như rối loạn nội tiết, bệnh lý ở não…). Sau khi thăm khám, BS sẽ kê thuốc điều trị hỗ trợ ngắn hạn và tư vấn tâm lý cho em, em sẽ mau phục hồi hơn, em nhé.
Song song đó, em nên sắp xếp thời khóa biểu làm việc và nghỉ ngơi hợp lý hơn, có thể nghe nhạc giao hưởng để giải stress, hạn chế cafe bia rượu, không hút thuốc lá, tập thể dục để giải tỏa năng lượng xấu, có lịch nghỉ phép du lịch ngắn hạn, đi chùa, ngồi thiền, yoga... chọn cái nào phù hợp với bản thân em nhất và áp dụng.
Thân mến.
Sức khỏe tinh thần
bao gồm sự khỏe mạnh về cảm xúc, tâm lý, khả năng nhận thức và
giao tiếp xã hội. Cũng như sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần của
bạn có thể bị tổn thương do các bệnh tâm lý - thần kinh. Đây là một
bệnh ảnh hưởng đến não bộ của bạn bằng cách gây ra một sự mất cân bằng
hóa học. Chúng có thể gây rối loạn nhẹ đến nghiêm trọng trong cách bạn
suy nghĩ, cảm nhận, hành động và cách bạn cảm nhận được con người và sự
kiện trong cuộc sống của bạn. Bệnh tâm lý - thần kinh có thể là một
tình trạng mãn tính, nhưng có thể được kiểm soát với sự giúp đỡ của
bác sĩ. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình