BS.CK1 Lâm Thiên Huệ - Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Gia An 115
Thường xuyên khạc đàm ra máu là bị bệnh gì?
Câu hỏi
Chào bác sĩ.
Tôi 41 tuổi. Năm 18 tuổi tôi bị lao phổi ho ra máu, điều trị 8 tháng và đã khỏi. Lâu lâu tôi có khạc ra máu nhưng sau đó 1, 2 ngày hết.
Từ tháng 9/2023 tôi thường xuyên sáng khạc ra đàm lẫn ít máu. Đi khám bệnh viện bác sĩ chụp X-quang, CT ngực, nội soi phế quản, nội soi tai mũi họng nhưng không tìm ra nguyên nhân chảy máu. Bác sĩ có cho thuốc cầm máu nhưng tình trạng vẫn không giảm, hầu như sáng nào cũng khạc đàm lẫn ít máu, nặng ngực, đau râm ran.
Bác sĩ cho tôi hỏi tình trạng của tôi là bị bệnh gì? Có phải do di chứng lao phổi cũ, có cách nào cải thiện tình trạng chảy máu không? Tôi cần đi khám chuyên sâu ở đâu? Xin cảm ơn bác sĩ.
Trả lời
Xin chào bạn,
Ho ra máu là một triệu chứng của rất nhiều bệnh lý. Vị trí chảy máu có thể nằm ở nhu mô phổi, phế nang, đường dẫn khí, nhẹ hơn là ở vùng hầu họng, khoang miệng… Thông thường ho ra máu là triệu chứng phổ biến của lao phổi, giãn phế quản…
Một số trường hợp bệnh nhân khạc đàm ra máu có thể chỉ đơn giản là viêm hầu họng, vì khi viêm hầu họng cũng gây tình trạng sung huyết niêm mạc, phản xạ ho khạc mạnh có thể vỡ những mao mạch nhỏ đó. Nhưng đây là tổn thương cấp và sẽ hồi phục rất nhanh.
Tuy nhiên, bạn lại có tình trạng ho khạc đàm máu kéo dài thì hãy đến bệnh viện có chuyên khoa hô hấp tuyến trên để được thăm khám. Tốt nhất là đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM, vừa khảo sát tình trạng sức khỏe hô hấp, vừa xét nghiệm lại tình trạng lao phổi có biến chứng gì hay không nhé bạn. Một số bệnh nhân dù bệnh lý lao đã hồi phục, những tổn thương xơ hóa do lao vẫn thỉnh thoảng gây ra tình trạng ho ra máu.
Thân ái chào bạn.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình