Thường xuyên bị cảm giác nghẹn cổ họng là sao ạ?
Câu hỏi
Khoảng 2 tháng nay, em thường xuyên bị cảm giác nghẹn cổ họng, cổ họng như có hơi đẩy lên làm cho nghẹn.
Trả lời
Thưa bác sĩ! Em năm nay 44 tuổi. Khoảng 2 tháng nay, em thường xuyên bị cảm giác nghẹn cổ họng, cổ họng như có hơi đẩy lên làm cho nghẹn. Cảm giác như có vật gì như cục đờm vướng ở đó, khạc nhổ ra không xong, làm cho đôi lúc không thở được. Đôi lúc ợ hơi, ợ chua và nhói ở vùng thượng vị. Rất khổ bác sĩ ạ. Em đã đi nội soi mũi, bác sĩ nói là viêm xoang mũi cấp, có đàm nhầy một bên nên đàm này chảy xuống họng làm cho vướng. Cho thuốc uống, nhưng không khỏi. Sau đó em đi nội soi họng, bác sĩ nói không vấn đề gì và cho uống thuốc cũng không khỏi. Khoảng một tuần nay, cảm giác bị nghẹn họng nặng nề hơn nhất là về chiều. Không biết em bị bệnh gì? Nội soi dạ dày có đau không? Mong bác sĩ giúp em. (Phương Liễu – phuonglieubdn…@gmail.com)AloBacsi trả lời:
Thực quản có nhiệm vụ đưa thức ăn xuống dạ dày. Nơi tiếp giáp giữa thực quản và dạ dày có cơ vòng dưới thực quản giữ nhiệm vụ ngăn ngừa sự trào ngược từ dạ dày vào thực quản. Chất chứa trong dạ dày là rất acid và chứa nhiều men tiêu hóa protein. Sự chảy ngược của các chất trong dạ dày vào thực quản gọi sự trào ngược hay hồi lưu dạ dày thực quản. Bệnh trào ngược là do sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công (liên quan đến dạ dày và ruột) và cơ chế phòng vệ nhằm bảo vệ thực quản.
Bệnh không đơn thuần là do sự rối loạn vận động của dạ dày - thực quản mà còn do rất nhiều yếu tố liên quan đến nó. Bất thường ở cơ chế phòng vệ bao gồm sự suy yếu chức năng của cơ vòng dưới thực quản và giảm sự thông thoáng, trung hòa acid ở thực quản. Trạng thái bình thường, cơ vòng dưới thực quản hoàn toàn co lại nhằm ngăn chặn sự trào ngược của các chất trong dạ dày. Ở người khỏe mạnh, cơ vòng dưới thực quản chỉ giãn cho thức ăn đi vào dạ dày khi có phản xạ nuốt và giãn nhất thời (thoáng qua) trung bình 3-4 lần mỗi giờ. Ở người bệnh trào ngược thì tần số của sự giãn nhất thời cơ vòng thực quản dưới là cao hơn, khoảng 8 lần trở lên trong 1 giờ.
Yếu tố tấn công bao gồm sự trì trệ trong quá trình làm rỗng dạ dày (thức ăn ứ lại ở dạ dày); và sự bài tiết quá mức của acid, muối mật và các enzym tiêu hóa khác ở dạ dày. Chậm làm rỗng dạ dày dẫn đến sự trào ngược các chất chứa trong dạ dày vào thực quản.
Bạn nên đi soi đánh giá tình trạng tổn thương của dạ dày và chẩn đoán phân biệt với những nguyên nhân khác. Từ đó có cơ sở điều trị, theo dõi, phòng bệnh, thay đổi lối sống...
Việc soi dạ dày khá nhẹ nhàng, bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình