Hotline 24/7
08983-08983

Thủng màng nhĩ có gây chóng mặt thường xuyên không?

Câu hỏi

Em 35 tuổi, bị thủng nhĩ phải và nhĩ trái bị lõm. Vậy điều này có gây cho em bị chóng mặt thường xuyên không thưa Alobacsi?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,

Bệnh lý của tai có thể gây chóng mặt nhiều, bệnh nhân viêm mê đạo tai thường chóng mặt liên tục, cảm thấy nặng hơn khi thay đổi tư thế một cách nhanh chóng. Các triệu chứng khác bao gồm hoa mắt, cảm thấy không vững, mất cân bằng, buồn nôn, ù tai, mệt mỏi và thấy mệt. Tình trạng nôn mửa có thể xuất hiện.

Bạn nên khám chuyên khoa để điều trị bệnh lý tai trước vì nếu nhiễm trùng tai nặng có thể gây nguy hiểm. Sau khi bệnh lý tai ổn định, nếu tình trạng chóng mặt vẫn còn kéo dài thì bạn nên khám thêm chuyên khoa nội thần kinh để tìm nguyên nhân khác bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

Thủng màng nhĩ là tình trạng rách màng mỏng ngăn cách tai ngoài và tai giữa. Màng nhĩ được cấu tạo bởi mô tương tự như da.

Màng nhĩ có hai chức năng quan trọng là cảm nhận rung động của sóng âm và chuyển đổi các rung động thành các xung thần kinh truyền tải âm thanh đến não, bảo vệ tai giữa ngăn chặn vi khuẩn cũng như nước và vật thể lạ bên ngoài. Thông thường, tai giữa là vô trùng nhưng khi màng nhĩ bị thủng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào tai giữa và gây nhiễm trùng, tình trạng đó gọi là viêm tai giữa.

Thủng màng nhĩ không phải lúc nào cũng cần phải điều trị vì màng nhĩ có thể tự lành trong một vài tuần hoặc vài tháng với điều kiện là tai được giữ khô và không bị nhiễm trùng. Nếu bạn có triệu chứng đau hay khó chịu thì có thể dùng thuốc giảm đau và lưu ý là không bao giờ được dùng aspirin cho trẻ em dưới 16 tuổi.

Bạn cũng có thể giảm đau ở tai bằng cách đặt một miếng vải ấm vào bên bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh nếu màng nhĩ bị thủng là do nhiễm trùng hoặc có nguy cơ nhiễm trùng trong thời gian hồi phục.

Bạn sẽ có thể kiểm soát tình trạng này nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Khi đi bơi hoặc tắm vòi sen, làm việc hoặc ở nơi có tiếng ồn lớn, hãy bịt tai bằng nút chặn tai bảo vệ hoặc mũ che tai;

- Giữ cho tai khô nếu bị thương để tránh nhiễm trùng.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X