Hotline 24/7
08983-08983

Thỉnh thoảng khó thở, tay chân lạnh, tê cứng, run... là bệnh gì?

Câu hỏi

Dạ chào bác sĩ, Con học lớp 12, thỉnh thoảng còn hay bị khó thở, tay chân lạnh, tê cứng, run, tay bị đơ, vum lại... Mọi người thường thoa dầu và bóp tay chân cho con 1 lúc thì thấy đỡ dần. Bác sĩ có thể tư vấn giùm con được không ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Cơn Hysteria. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Cơn Hysteria. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Theo như mô tả thì trong lúc xảy ra triệu chứng, em hoàn toàn tỉnh táo, tay chân tê cứng, run chứ không có co giật hay hôn mê gì cả. Nếu đúng như vậy cho thấy em đã bị áp lực quá nhiều vì việc học tập, tâm lý căng thẳng, điều này đã được y văn ghi nhận là cơn hysteria.

Em nên tập thư giãn, khi cảm thấy lo lắng nhiều thì cần nghỉ ngơi, ra ngoài vận động vài bài tập thể dục, hít thở sâu, đều đặn, chậm rãi, điều hoà hơi thở để cân bằng các chất khí trong máu, điều này sẽ giúp hạn chế xảy ra vấn đề rối loạn trao đổi khí và bất thường về điện giải trong tế bào, chính là nguyên nhân gây ra cơn.

Trong trường hợp bệnh vẫn dai dẳng, em nên nhờ người nhà đưa đi khám chuyên khoa Nội thần kinh để loại trừ nguyên nhân nguy hiểm khác em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Hysteria hay chứng cuồng loạn là một dạng rối loạn tâm thần và thần kinh. Bệnh phát sinh từ sự lo lắng quá mức, biểu hiện bằng sự kích động thái quá, không thể điều khiển được các cảm xúc. Hysteria thường là kết quả từ cuộc xung đột nội tâm bị dồn nén...

Bệnh có thể xuất hiện ở cả hai giới, với tần suất cứ 1.000 người thì có khoảng 3-5 người mắc. Bệnh phổ biến hơn ở các cô gái độ tuổi 14-25 vì sự nhạy cảm tự nhiên của họ.

Bệnh có thể biểu hiện rất đa dạng bằng các cơn rối loạn về cảm xúc, vận động, cảm giác... Cơn rối loạn cảm xúc là người bệnh có cảm xúc lẫn lộn, kêu khóc, gào thét không rõ lý do, nói năng không ăn nhập với chủ đề xung quanh.

Trong một số trường hợp bệnh nhân có ảo giác, rất dễ bị ám thị và tự ám thị (nhận thức không đúng về sự vật hiện tượng xảy ra). Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp rối loạn vận động như run, co giật, liệt chức năng, rối loạn cảm giác, mất hoặc tăng cảm giác. Cảm giác nội tạng cũng bị rối loạn như đau bụng, đau ngực, đau vùng tim...

Để điều trị bệnh, đầu tiên bác sĩ cần loại bỏ các bệnh thể có biểu hiện tương tự hysteria như động kinh, tụt canxi máu, hạ đường huyết...

Việc điều trị bệnh hysteria chủ yếu là liệu pháp tâm lý, người thân nên quan tâm chăm sóc người bệnh một cách nhẹ nhàng, cơn bệnh sẽ qua đi trong thời gian ngắn.

Trong một số trường hợp khó khăn hơn cần sử dụng ngay các thuốc nhóm an thần, sau đó dùng thêm thuốc chống trầm cảm liều thấp. Truyền dịch có pha canxi hoặc kali có tác dụng hỗ trợ để cắt các cơn co giật, tê...

Một chế độ ăn uống phù hợp không những có tác dụng giúp cắt cơn mà còn ngừa tái phát bệnh hysteria.

Hầu hết bệnh nhân hysteria đều hồi phục hoàn toàn và một chế độ ăn uống nhiều sữa sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục, bởi vì sữa giúp nuôi dưỡng các dây thần kinh tốt hơn. Nếu chế độ ăn uống toàn là sữa khó thực hiện thì có thể phối hợp giữa sữa và trái cây cũng tốt.

Về lâu dài, người bệnh hysteria nên có chế độ ăn uống cân bằng các loại hạt và ngũ cốc, cố gắng ăn nhiều rau và trái cây.

Ngoài ra, người bệnh cần tránh uống rượu, trà, cà phê, thuốc lá; tránh ăn đường trắng, bột mì trắng và các sản phẩm làm từ chúng.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X