Hotline 24/7
08983-08983

Tầm soát ung thư có dự đoán được các bệnh khác trong cơ thể?

Câu hỏi

Chào AloBacsi, Tôi là bạn đọc thân thiết của trang, hầu như các chương trình giao lưu trực tuyến của AloBacsi tôi đều đọc. Nay có tư vấn về tầm soát sức khỏe định kỳ nên tôi mạnh dạn đặt câu hỏi cho chương trình. Xin hỏi, tầm soát sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư giống và khác nhau ở điểm nào? Nếu tôi khám định kỳ thì có biết được các nguy cơ ung thư không? Ngược lại, nếu tôi khám tầm soát ung thư thì có dự đoán được các bệnh khác trong cơ thể không? Hay đây là 2 vấn đề riêng biệt. Mong nhận được sự tư vấn. Chúc AloBacsi ngày càng lớn mạnh. Trân trọng cảm ơn.

Trả lời
Tầm soát ung thư. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Tầm soát ung thư ở nữ giới. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Bạn thân mến,

2 gói này giống nhau ở chỗ: Kiểm tra sức khỏe sẽ phát hiện bệnh sớm khi xét nghiệm máu và làm cận lâm sàng.

Khác nhau ở chỗ, gói tầm soát sức khỏe cao cấp thì có bao gồm tầm soát ung thư nhưng không chuyên sâu trong khi tầm soát ung thư thì đi vào tầm soát chuyên sâu hơn, ví dụ như nội soi…

Thực ra, đây là 2 vấn đề riêng biệt. Khám sức khỏe tổng quát định kỳ có biết được các nguy cơ ung thư, qua đó có hướng theo dõi từng bệnh cụ thể.

Trong khi đó, tầm soát ung thư không thể biết được các bệnh khác như tiểu đường, huyết áp, tăng mỡ máu… vì chỉ chuyên biệt về tầm soát ung thư.

Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được bác sĩ chỉ định cụ thể.

Trân trọng.

Mời tham khảo thêm:



Tầm soát ung thư sớm sẽ giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn mới khởi phát, ngay cả khi chưa có biểu hiện rõ ràng. Nếu phát hiện ra bệnh, việc tầm soát sớm giúp nâng cao hiệu quả hỗ trợ điều trị giúp người bệnh có cơ hội kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng sống.

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại thì ngoài việc dựa vào các biểu hiện, triệu chứng lâm sàng thì người bệnh có thể làm các xét nghiệm tầm soát ung thư sớm như:

- Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm:

+ Xét nghiệm máu để tìm dấu ấn ung thư như: CA 125 trong chẩn đoán ung thư buồng trứng, CA 19-9 trong chẩn đoán ung thư tụy...
+ Xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm dịch: Pap, HPV, tìm máu trong phân...

- Các phương pháp chẩn đoán

+ Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI, chụp PET…
+ Chẩn đoán thăm dò chức năng: Nội soi tai mũi họng, nội soi dạ dày - thực quản, nội soi đại trực tràng...

- Xét nghiệm di truyền: Các xét nghiệm nhằm tìm kiếm một số gen đột biến (thay đổi gen) có liên quan tới một số bệnh ung thư như BRCA1, BRCA2.

- Sinh thiết: Trong quá trình thăm khám, nếu phát hiện khối u hoặc khu vực bất thường, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết để lấy 1 số mẫu mô tại đó để kiểm tra và phân tích dưới kính hiển vi, xem có chứa tế bào ung thư hay không. Đây là bước cuối cùng để xác định ung thư. Nếu kết quả là ung thư, người bệnh cần làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác để chẩn đoán, đánh giá giai đoạn và mức độ lan rộng, qua đó bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.


ThS.BS Đỗ Đức Tín
Khoa Khám sức khỏe tổng quát, Bệnh viện Quốc tế City

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X