-
Tắc mũi kéo dài, có nên phẫu thuật?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Cháu 19 tuổi, bị tắc mũi được 4 năm. Bị quanh năm và mãi không khỏi. Cháu không bị chảy nước mũi. Cháu chạy nhảy hoạt động hay tim đập nhanh thì dễ thở và thở bình thường. Ngồi quạt, điều hoà hay ngồi im để học bài thì lại khó thở. Tối đến ngủ tắc 1 bên, nghiêng bên nào tắc bên đấy, lúc sau thì tắc cả 2 bên. Đặc biệt cháu bị lạnh mũi. Chỉ cần nhiệt độ dưới 23 độ, hít không khí vào thôi là đã thấy lạnh rồi. Mùa đông dù có mặc nhiều áo, đeo khẩu trang thì mũi vẫn lạnh. Nói chung thì bênh của cháu nó cứ dai dẳng và kéo dài thế đấy và không đến nỗi mũi tắc tịt không thở được. Cháu vẫn thở bằng mũi nhưng đa số đều khó thở và chỉ thông khoảng 50% so với bình thường, đôi lúc thì hơn 50%. Bệnh này làm cháu mất ngủ, đau đầu, suy giảm trí nhớ, và không học được. Cháu có đi khám nhiều nơi và uống thuốc, rửa mũi vệ sinh hằng ngày, xông mũi nhưng nó cứ lúc tắc lúc thông như thế và không khỏi triệt để. Mới đây cháu có đi khám tiếp và bác sĩ bảo là muốn thông mũi chỉ còn cách phẫu thuật nội soi cắt cuốn mũi bán phần. Mong bác sĩ cho cháu cái tư vấn xem có nên phẫu thuật không? Phẫu thuật xong có khỏi 100% và có tác dụng phụ gì không? Bệnh của cháu nên kiêng gì, phòng và cải thiện bệnh như thế nào? Cả khi cháu dùng thuốc co mạch xong thông lắm nhưng chỉ được 8 tiếng rồi lại trở về bình thường thì có nên dùng thuốc co mạch không ạ? Lâu lắm cháu không dùng rồi vì sợ bị quá phát mũi. Tiền sử bệnh: bắt đầu bị vào mùa đông năm 2014. Do đi đường lạnh không đeo khẩu trang, mũi lúc ấy bị đỏ và phù nề, lúc ấy chảy nước mũi nhiều. Có đi ra quầy thuốc gần nhà mua thuốc uống. Uống đỡ, do không chú ý giữ ấm nên bị tái phát. Cô bán thuốc có bán cho cái lọ thuốc gì ý, cháu nghĩ là co mạch. Dùng xong thông thoáng lắm nhưng chỉ được có 8 tiếng xong lại tắc như cũ. Đợt ấy cháu cũng dùng khá nhiều. Xong qua mùa đông đến tháng 4, 5 thì cháu không còn chảy nước mũi... và bệnh nó bị như hiện tại trên kia cháu vừa nói.
Trả lời
Qua những triệu chứng em mô tả, tôi nghĩ em bị viêm mũi vận mạch. Bệnh viêm mũi vận mạch thì do mất cân bằng của hệ thần kinh thực vật, có hiện tường cường của thần kinh đối giao cảm trong hốc mũi.
Bệnh này có những triệu chứng như là viêm mũi dị ứng: nghẹt mũi, chảy nước mũi trong, hắt hơi liên tục. Tùy thuộc vào từng người mà triệu chứng thể hiện chủ yếu là chảy nước mũi trong hoặc chủ yếu là nghẹt mũi…
Triệu chứng của em chủ yếu là nghẹt mũi và em đã dùng thuốc nhỏ co mạch mũi để cho dễ thở hơn. Thuốc này chỉ là giải pháp tạm thời và không được dùng dài ngày vì có nguy cơ gây nên sự phụ thuộc vào thuốc, viêm mũi do thuốc.
Nếu tình trạng nghẹt mũi xảy ra thường xuyên, càng ngày càng nặng, dần dần trở nên trơ với thuốc co mạch thì biện pháp can thiệp tại chỗ nhằm giảm bớt thể tích của cuốn mũi dưới để giải phóng đường thở là cần thiết. BS có thể thực hiện thủ thuật đốt cuốn mũi hoặc cắt một phần cuốn mũi để mở rộng đường thở mũi cho em. Những can thiệp này không có tác dụng phụ nguy hiểm. Hi vọng sau can thiệp, mũi của em trở nên thông thoáng hơn, chất lượng cuộc sống được cải thiện.
Viêm mũi vận mạch thường được gọi là viêm mũi dị ứng liên quan đến hắt hơi mạn tính hoặc chảy nước mũi, tắc nghẽn có nguyên nhân rõ rệt. Các triệu chứng của viêm mũi vận mạch tương tự như viêm mũi dị ứng. Viêm mũi vận mạch không nguy hiểm đến tính mạng. Đối với những người mắc tình trạng này, các triệu chứng có thể làm họ khó chịu nhưng không nghiêm trọng. Các
triệu chứng của viêm mũi vận mạch có thể tự xuất hiện và biến mất. Các
triệu chứng có thể kéo dài vài tuần hoặc lâu hơn nếu không được điều
trị. Các triệu chứng phổ biến của viêm mũi vận mạch thường bao gồm: Nếu các triệu chứng trầm trọng, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc để giúp kiểm soát các triệu chứng, gồm: - Các loại nước muối xịt mũi không kê toa - Thuốc giảm nghẹt mũi pseudoephedrine hoặc phenylephrine - Thuốc kháng histamine - Thuốc xịt mũi dạng corticosteroid Bạn có thể điều trị viêm mũi tại nhà bằng các loại thuốc không kê toa thông thường như nước muối rửa mũi, các loại thuốc làm giảm sung huyết nghẹt mũi và thuốc kháng histamin. Khi triệu chứng bệnh nặng hơn, kéo dài hoặc không đáp ứng với thuốc, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán loại trừ những nguyên nhân khác hoặc sử dụng các loại thuốc đặc trị hơn. |
Trưởng khoa Tai mũi họng, BV Nhân dân 115
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình