Hotline 24/7
08983-08983

Sưng hạch bạch huyết có triệu chứng như thế nào?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Vài ngày nay bỗng nhiên em bị đau vùng cổ gần hàm, cảm giác như muốn sưng ở đó, khi há miệng rộng hoặc xoay cổ là bị đau, không biết có phải là hạch bạch huyết không? Ngoài ra cơ thể em không có dấu hiệu nào khác. Em thấy trên mạng sưng hạch bạch huyết thì có thể do viêm họng, nhiễm trùng… nhưng cơ thể em vẫn bình thường, không có dấu hiệu nào. Xin hỏi có phải sưng hạch bạch huyết là có khả năng bị ung thư và HIV không ạ? Hiện em đang điều tri bệnh rối loạn lo âu và thiếu máu não, các thuốc đang sử dụng: Stugeron, Amitriptyline, Propranolol.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Sưng hạch bạch huyết. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Sưng hạch bạch huyết. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Đa số các trường hợp sưng hạch bạch huyết cấp tính thường là do bệnh lý lành tính như viêm phản ứng liên quan đến nhiễm trùng ở vùng răng hàm mặt hoặc tai mũi họng.

 Nếu lo lắng quá mức, bạn nên đến khám 2 chuyên khoa này để làm rõ chẩn đoán bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Sưng hạch bạch huyết là tình trạng các hạch bạch huyết trong cơ thể bị sưng. Các tuyến, còn được gọi là tuyến bạch huyết có trách nhiệm lọc các dịch bạch huyết lưu thông trong cơ thể thông qua các mạch bạch huyết. Vì vậy có thể nói tuyến bạch huyết hoạt động tương tự như dòng máu chảy qua mạch máu.

Khi các hạch bạch huyết bắt đầu sưng, các triệu chứng ban đầu bạn có thể cảm nhận như:

- Đau khi ấn vào tuyến bị sưng
- Khu vực sưng nhạy cảm hơn, ví dụ như bạn cảm thấy không thoải mái khi di chuyển cổ.
- Các hạch sưng rất lớn, to bằng hạt đậu Hà Lan hoặc hơn.

Khi đã cảm nhận các triệu chứng ban đầu, bạn có thể cảm thấy một loạt các triệu chứng khác. Các triệu chứng tiếp theo thường dựa vào loại bệnh hoặc nhiễm trùng gây ra sưng hạch.

Trong một số trường hợp, hạch bạch huyết bị sưng có thể lành lại mà không cần dùng thuốc. Lúc này, nguyên nhân gây bệnh thường nhẹ như cúm hoặc ngộ độc thực phẩm.

Tuy nhiên, nếu tình trạng của bạn nghiêm trọng và được gây ra bởi bệnh nặng, bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên, một số nguyên nhân sẽ khiến bệnh không được điều trị khỏi và các phương pháp điều trị chỉ có thể kiểm soát để các triệu chứng không trở nên nghiêm trọng hơn.

Một số phương pháp điều trị sưng hạch bạch huyết gồm:

- Điều trị bằng kháng sinh hoặc thuốc kháng virus: Các thuốc này là cách điều trị phổ biến nhất cho tình trạng sưng do nhiễm khuẩn. Thuốc kháng sinh sẽ giúp ngăn chặn sự nhiễm trùng do vi khuẩn. Trong khi đó, nếu nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết là virus, bạn sẽ được cho thuốc có thể làm giảm các triệu chứng phát sinh. Để có kết quả điều trị tốt nhất, hãy tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ và dược sĩ.

- Điều trị nguyên nhân: đôi khi, sưng là kết quả của tình trạng sức khoẻ, chẳng hạn như lupus hoặc viêm khớp dạng thấp do bệnh tự miễn. Điều trị các bệnh này có thể trị sưng hạch bạch huyết hiệu quả.

- Điều trị ung thư: dựa vào loại ung thư sẽ xác định phương pháp điều trị, có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị liệu.

Dưới đây là lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp bạn đối phó với sưng hạch bạch huyết:

- Sử dụng thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc thuốc kháng viêm không steroid.
- Tránh dùng aspirin cho trẻ vì nguy cơ mắc hội chứng Reye.
- Đặt một gạc ấm trên vùng sưng
- Nghỉ ngơi đầy đủ.
- Súc miệng bằng nước muối. Nếu các hạch bị sưng xảy ra ở vùng cổ, tai, hàm hoặc đầu, bạn có thể súc miệng với nước muối hòa tan trong nước ấm. Súc miệng khoảng 10-20 giây. Sau đó nhổ bỏ nước. Lặp lại 3-5 lần/ngày.

Nếu bỏ qua hoặc không điều trị các hạch bạch huyết bị sưng, bạn có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, gồm vết thương mụn mủ do nhiễm khuẩn và nhiễm trùng huyết hoặc ngộ độc máu. Bạn hãy cẩn thận, nhiễm trùng có thể gây tử vong.

Bạn có thể ngăn ngừa các hạch bạch huyết sưng lên bằng cách tránh để bị nhiễm trùng bằng cách sống lành mạnh, ăn uống cân bằng dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thẳng, ngừng hút thuốc và nghỉ ngơi đầy đủ.

Bạn cũng nên tránh các yếu tố nguy cơ gây sưng hạch bạch huyết, không quen nhiều bạn tình và không dùng chung đồ ăn với những người bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn.

Để ngăn ngừa ung thư bạch huyết và các loại ung thư khác, bạn nên lưu ý đến bệnh sử ung thư trong gia đình và ngay lập tức đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn cảm thấy các triệu chứng của bệnh ung thư.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X