Giảng viên Nhi khoa: Hô hấp Nhi - Da liễu Nhi - Dị ứng Nhi - Bệnh viện Nhi đồng 2
Sự khác biệt giữa bệnh chốc lây, thủy đậu và chàm
Câu hỏi
Thưa BS,
Nhiều phụ huynh nhầm lẫn bệnh chốc lây và thủy đậu hay bệnh chàm. Nhờ BS mô tả dấu hiệu nhận biết, cách phân biệt 3 bệnh này ạ? Xin nhờ được tư vấn, xin cảm ơn ạ!
Trả lời
Chốc lây, thủy đậu hay chàm đều khiến trẻ khó chịu và mệt mỏi
Chào bạn,
Ba bệnh này hoàn toàn khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện lâm sàng và cách điều trị. Nếu bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc chuyên khoa da liễu nhìn qua sẽ phân biệt được.
Chàm là viêm da mạn tính, tái đi tái lại nhiều lần, nguyên nhân bệnh không phải do nhiễm trùng và nhiễm siêu vi. San thương của trẻ từ 2 tháng - 2 tuổi hay nổi ở 2 má, nổi hồng ban, mụn nước, rỉ dịch, khiến em bé ngứa rất nhiều; chàm mạn tính sẽ làm thay đổi sắc tố da, da khô, ráp.
Thủy đậu là bệnh do virus, san thương là mụn nước kích cỡ như hạt đậu, lan khắp cơ thể. Từ chuyên môn gọi mụn nước là mụn nhiều tuổi, tức là mụn có kích thước lớn nhỏ khác nhau, lan toàn thân, trẻ có thể bị sốt nhẹ.
Chốc lây là do vi khuẩn (vi trùng) gây ra, có 2 dạng: chốc bóng nước và chốc không bóng nước.
Chốc không bóng nước (chốc lở) thì bé sẽ bị lở da, xung quanh có thể có hồng ban, trên nền lở thường có vảy màu vàng như mật ong và san thương nông. Chốc bóng nước sẽ có bóng nước nhưng không nhiều tuổi như thủy đậu, bóng nước phồng to, cương mủ, hồng ban xung quanh.
Đặc điểm dễ nhận biết nhất là thủy đậu và chàm gây ngứa nhiều, còn chốc lây không gây ngứa nhiều.
Trích từ GLTT của AloBacsi: Bệnh chốc lây dễ lây lan, có thể để lại sẹo, phòng ngừa bằng cách nào?
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình