Hotline 24/7
08983-08983

Sau 2 tháng cắt bột gãy xương gót chân có cần đi nạng nữa không?

Câu hỏi

Kính gửi bác sĩ, Rất cám ơn câu trả lời nhiệt tình của bác. Bác cho em hỏi là sau 2 tháng cắt bột thì em cần đi nạng nữa không? Em mang giày êm gót đi làm được không ạ? Em vẫn có thể chống chân đi lại bình thường chứ ạ, em sợ chống chân xuống đất đi hoặc phải leo cầu thang lên tầng 2 thì gót chân có bị tét ra lại không? Em uống sữa Anlene - 4Max hàng ngày được không? Em uống thêm canxi corbie, 1tháng uống 2 tuần, tuần uống, tuần nghỉ hoặc là uống liên tục 1tháng, sau đó nghỉ 1tháng rồi uống trở lại... Cám ơn bác sĩ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Tập đi nạng do gãy xương gót chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Tập đi nạng do gãy xương gót chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Mặc dù đã cắt bột nhưng bạn chỉ nên chịu lực hoàn toàn lên chân gãy khi xương liền vững. Nghĩa là hiện tại bạn vẫn nên đi lại bằng nạng, để tránh té ngã và tránh chịu lực quá nhiều. Nên tập cho chân gãy chịu lực dần dần, ngoài ra những bài tập để tăng khả năng vận động cho khớp cũng rất quan trọng.

Tốt nhất, bạn nên tái khám ở chuyên khoa Vật lý trị liệu để được hướng dẫn cụ thể và theo dõi tuỳ diễn tiến của từng người bạn nhé!

Thân mến.


Mời tham khảo thêm:



Gãy xương gót chân là tình trạng phần xương gót bị gãy toàn phần hoặc gãy một phần, gãy gót chân rất hiếm những đây là xương chủ lực của bàn chân nên rất nguy hiểm và ảnh hưởng lớn đến hoạt động của bệnh nhân.

Nguyên nhân dẫn đến gãy xương gót chân rất phổ biến, tuy nhiên tới hơn 80% chủ yếu là do có lực mạnh đột ngột tác động vào vùng gót chân khiến phần xương ở đây không chịu nổi áp lực và bị nứt, vỡ hoặc gãy theo nhiều đường khác nhau. Thông thường những bệnh nhân bị gãy xương bàn chân thì sẽ bị gãy cả xương gót chân và ngược lại, ít có trường hợp có sự gãy tách biệt.

Đối với gãy xương gót chân, có rất nhiều loại gãy xương khác nhau như: gãy ngang, gãy xoắn, gãy chéo, gãy có di lệch, gãy không di lệch. Tuy nhiên gãy xương vụn phần xương gót là loại đường gãy phổ biến nhất trong gãy gót chân và nếu bệnh nhân bị gãy di lệch thì càng phức tạp hơn.

Phục hồi sau khi gãy gót chân là phức tạp và tốn nhiều thời gian. Bạn nên đến các trung tâm phục hồi, bệnh viện tập các bài tập vật lý trị liệu nhé.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X