Hotline 24/7
08983-08983

Rụng tóc nhiều nhưng không thấy nấm, em phải làm sao?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em là nữ, 21 tuổi, bị rụng tóc 6 tháng nay và càng ngày rụng càng nhiều. Đi khám bác sĩ bảo có thể là rụng tóc androgen, nhưng em thuộc da dầu và có chơi thể thao nhiều. Da đầu em tiết rất nhiều bã và ngứa nhưng xét nghiệm bác sĩ bảo không thấy nấm. Cho em hỏi liệu em có phải bị rụng tóc do nguyên nhân khác? Và để kiểm tra nội tiết DHT thì em có thể xét nghiệm tại bệnh viện nào ạ? Em cảm ơn.

Trả lời

BS Đoàn Mạnh Khải

BS Đoàn Mạnh Khải

Bác sĩ khoa Tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Từ Dũ

Rụng tóc Androgen. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Rụng tóc Androgen. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Thu Trà thân mến,

Do em hoạt động thể thao và đầu tiết bã nhiều, không bắt buộc cơ địa tiết bã nhiều thì sẽ sinh nấm, bởi nấm chỉ phát sinh trên cơ địa nhạy cảm hoặc suy giảm miễn dịch.

Bên cạnh đó tình trạng rụng tóc lan tỏa như em mô tả ngày càng nhiều, chân tóc thưa có thể liên quan đến nội tiết tố. Trường hợp này có liên quan đến yếu tố di truyền, việc điều trị chỉ giúp làm chậm quá trình rụng tóc thôi. Em có thể xét nghiệm nội tiết tố tại bệnh viện.

Trân trọng.

Mời tham khảo thêm:


Rụng tóc Androgen là một chứng rụng tóc thường xảy ra ở cả nam lẫn nữ, nhưng phổ biến hơn ở nam, vì nó có yếu tố di truyền liên quan đến nội tiết tố nam testosterol. Triệu chứng của chứng bệnh lý này là tóc bắt đầu bị rụng từ 2 bên thái dương, sau đó ăn dần sâu vào trong và ăn lên đỉnh đầu, gây ra hiệu ứng hói đầu chữ “M”. Tóc gần đỉnh đầu cũng mỏng, thường dẫn đến hói đầu 1 phần hoặc toàn bộ.

Ở nữ, rụng tóc Androgen cũng khiến chân tóc rút đi và trở nên mỏng nơi đỉnh đầu, nhưng rất hiếm khi xảy ra hói.

Rụng tóc Androgen gồm có 5 giai đoạn:

1. Có một sự thay đổi nhẹ ở mép tóc. Tóc ở 2 bên vùng thái dương bắt đầu thưa hơn.
2. Chân tóc bắt đầu rút vào bên trong, khiến cho trán trở nên cao hơn.
3. Rụng tóc rõ rệt và nhiều hơn, đi sâu vào vùng đỉnh đầu, theo hình chữ “M”.
4. Các vùng hói trên vương miện và trán chỉ được phân tách bằng các dải tóc mỏng.
5. Các vùng của rụng tóc hòa với nhau làm một và tạo thành mảng hói lớn toàn bộ. Tóc trên đầu tiếp tục mỏng đi, và lan ra phía đầu, cổ, tai.

Mục đích chính của việc điều trị rụng tóc Androgen là làm tăng lượng tóc bao phủ trên da dầu, đồng thời làm chậm quá trình tiếp tục rụng tóc.

Những loại thuốc thường được sử dụng, đó là chất Finasteride (Propecia), 1mg/ngày, và dung dịch Minoxidil 2% - 5% xịt tại chỗ là phương pháp điều trị Androgenetic alopecia phổ biến hiện nay.

Tuy nhiên, cả 2 loại thuốc này đều không thể chữa trị Androgen hoàn toàn hay phục hồi được toàn bộ lượng tóc. Và không phải mọi người được áp dụng đều có đáp ứng giống nhau. Thời gian điều trị cần thiết phải từ 6 - 12 tháng mới có thể cải thiện được sự mọc tóc. Việc điều trị liên tục rất cần thiết để duy trì kết quả. Nếu ngưng điều trị, tóc có thể bị rụng lại sau 6 - 12 tháng. Và tình trạng sẽ trở lại giống như lúc ban đầu chưa điều trị.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X