Hotline 24/7
08983-08983

Rửa tay nhiều là biểu hiện của rối loạn ám ảnh cưỡng chế?

Câu hỏi

Chào AloBacsi, Hiện tại cháu đang điều trị rối loạn lo âu. Cháu có xem trên Google thấy rối loạn ám ảnh cưỡng chế có hành vi rửa tay nhiều. Cháu nhớ là ở nhà có thói quen rửa tay 4 lần bằng xà phòng trước khi ăn nhưng ngay sau khi cháu đi nghĩa vụ quân sự, do điều kiện trong đó cháu chỉ rửa tay 1 lần trước khi ăn bằng xà phòng và sau đó 3 tháng cháu chỉ rửa tay 2 lần 1 ngày bằng nước không. Cho cháu hỏi cháu có phải bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế không ạ? Cháu đi khám ở nhiều BV thì họ cho là không phải nhưng cháu muốn hỏi cho chắc. Cháu được kê cho thuốc Amitrytilin, Suprilid, kiện não hoàn, Asakoya và mất gần hết các triệu trứng không còn run tay, đau đầu, đánh trống ngực và đã ngủ trưa được. Sau 4 tháng uống thuốc các triệu chứng chỉ xuất hiện lại khi cháu lo âu quá rồi lại trở lại bình thường vào mấy ngày sau đó. Cho cháu hỏi rối loạn lo âu có điều trị được không? Thông thường tỉ lệ khỏi là bao nhiêu %? Phải điều trị trung bình trong thời gian bao lâu và trong quá trình điều trị cháu không có điều kiện tập yoga thì tập gym có được không?

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn Nguyễn H.,

Lo âu là một rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ lan toản, khó chịu, mơ hồ kèm them các triệu chứng thần kinh tự chủ như đau đầu, vã mồ hôi, hồi hộp, siết chặt ở ngực, khô miệng, bứt rứt, không thể ngồi yên hoặc đứng yên một chỗ.

Lo âu là một tín hiệu báo động, báo trước một nguy hiểm sắp xảy ra và cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe dọa.

Cần phân biệt giữa lo âu bình thường và lo âu bệnh lý, lo âu được xem là bình thường khi phù hợp với tình huống và mất đi khi tình huống đã được giải quyết, lo âu bệnh lý là lo âu không có nguyên nhân rõ rật, hoặc quá mức so với mong đợi, các triệu chứng thường nặng và gây nhiều khó chịu, kéo dài dai dẳng ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày…

Bạn miêu tả hành vi rửa tay của bạn điều này chưa phải là một rối loạn ám ảnh cưởng chế bạn nhé, bạn đã đọc quá nhiều thông tin dẫn đến việc bạn lo lắng mình bị bệnh. Lưu ý khi bạn đọc thông trên internet thì bạn cần tìm nguồn thông tin đáng tin cậy, ngoài ra bạn có thể tìm gặp bác sĩ để chắc chắn về bệnh bạn nhé!

Hy vọng giải tỏa được phần nào tâm lý bất an của bạn.

Thân mến.

ThS Tâm lý Bùi Thị Ngọc Hân
BV Nhân dân 115


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X