Hotline 24/7
08983-08983

Phương pháp tập luyện nào giúp mau lành vết thương ở người bệnh tiểu đường?

Câu hỏi

Xin chào AloBacsi, Ba của em 62 tuổi, bị tiểu đường type 2. Mới đây, bàn chân của ba em xuất hiện vết loét ở gót chân trái, đã điều trị ở quê, uống nhiều thuốc nhưng mãi chưa lành. Qua tìm hiểu, em được biết phương pháp tập luyện giúp mau lành vết thương ở người bệnh tiểu đường. BS có thể hướng dẫn bài tập để ba em tập được không ạ? Em cảm ơn BS!

Trả lời
Tập luyện bàn chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Tập luyện bàn chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Minh Nguyệt thân mến,

Trước tiên, bạn nên đưa ba đi khám tại các BV để xem bệnh tiểu đường của ba đã ổn định chưa, đã được điều trị đúng cách chưa và việc tuân thủ điều trị là quan trọng nhất đối với bệnh đường type 2.

Sau đó, bạn nên hỏi bác sĩ để có tư vấn về việc chăm sóc bàn chân tiểu đường để thực hiện thật đúng cách, khoa học.

Vấn đề tập luyện rất quan trọng với bàn chân tiểu đường. Cách tập:

- Co duỗi bàn chân.

- Co duỗi, giang khép các ngón chân.

- Tập gồng cơ vùng bắp chân: Ngồi hoặc nằm, co duỗi tối đa bàn chân để cơ ở vùng bắp chân được vận động, tạo điều kiện cho máu tĩnh mạch trở về tim.

Nên tập ngày khoảng 5-10 lần, mỗi lần khoảng 10 phút.

Các động tác tập sẽ giúp tăng vận động mạch máu vùng chân, ngoài ra còn giúp đường trong máu đi vào được trong tế bào cơ và thần kinh, làm tăng nuôi dưỡng cho cơ và chống viêm dây thần kinh.

Ngoài ra, ba của bạn cũng nên tập luyện toàn thân phù hợp để góp phần điều chỉnh lượng đường trong máu.

Chúc ba của bạn chóng khỏe mạnh.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là tình trạng đường trong máu quá cao. Bệnh tiểu đường type 1 là một tình trạng mãn tính. Ở bệnh tiểu đường tuýp 1, tuyến tụy của bạn không sản xuất đủ lượng insulin, một hormone rất quan trọng giúp cho glucose (đường) có thể đi vào và nạp  năng lượng cho các tế bào. Nếu không có insulin, quá nhiều glucose sẽ tích tụ trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở tim, mắt, thận, thần kinh, nướu và răng của bạn.

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:

- Theo chế độ ăn uống đặc biệt và ăn nhẹ tại cùng một thời điểm vào mỗi ngày;
- Tập thể dục và ngủ đầy đủ;
- Kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên. Hãy gọi cho bác sĩ nếu lượng đường huyết lên quá cao;
- Hãy gọi bác sĩ nếu bạn bị sốt, buồn nôn, nôn mửa hoặc không thể giữ lại chất đặc và chất lỏng;
- Đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn bị co giật, không thể đứng dậy hoặc bất tỉnh;
- Tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc sử dụng insulin.


BS.CK2 Nguyễn Xuân Thắng
Trưởng khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng, BV Nhân dân 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X