Hotline 24/7
08983-08983

Phương pháp điều trị bệnh gout?

Câu hỏi

Chào bác sĩ. Bố tôi bị Gout và đã xuất hiện hạt tôphi ở đốt tay. Bác sĩ tư vấn cho tôi phương pháp điều trị bệnh gout và xử lý hạt tôphi? Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Ảnh minh họa

Chào bạn,

Gout là bệnh mạn tính cơ xương khớp, là một bệnh rối loạn chuyển hóa nhân purin, do sự thay đổi bất thường lượng urat trong cơ thể. Ðặc trưng đầu tiên của bệnh là những cơn viêm khớp cấp tái phát, thường ở một khớp và sau đó là tình trạng viêm khớp biến dạng mạn tính.

Tùy từng trường hợp cụ thể các bác sĩ sẽ chỉ định, nguyên tắc điều trị chung với người bệnh gout là điều trị viêm khớp trong cơn gout cấp; Dự phòng tái phát cơn gout, dự phòng lắng đọng urat trong các tổ chức và dự phòng biến chứng thông qua điều trị hội chứng tăng acid uric máu với mục tiêu kiểm soát acid uric máu dưới 360 µmol/l (60 mg/l) với gout chưa có hạt tôphi và dưới 320 µmol/l (50 mg/l) khi gout có hạt tôphi.

- Điều trị nội khoa sẽ được các bác sĩ chỉ định cụ thể ở từng bệnh nhân. Thông thường bằng các loại thuốc như: thuốc chống viêm với mục đích chống viêm, giảm đau trong cơn gout cấp hoặc đợt cấp của gout mạn tính.

- Điều trị các bệnh lý kèm theo như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, béo phì,... nếu có. Cần điều trị viêm khớp cấp trước. Chỉ sau khi tình trạng viêm khớp đã hết hoặc thuyên giảm mới bắt đầu dùng các thuốc hạ acid uric. Các thuốc hạ acid uric máu có thể phải dùng suốt đời.

- Dự phòng tái phát bằng các thuốc kháng viêm không steroid và thuốc corticoid đường toàn thân được chỉ định khi các thuốc trên không hiệu quả hoặc có chống chỉ định, cần rất hạn chế và dùng ngắn ngày.

- Điều trị ngoại khoa. Phẫu thuật cắt bỏ hạt tôphi được chỉ định trong trường hợp gout kèm biến chứng loét, bội nhiễm hạt tôphi hoặc hạt tôphi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc vì lý do thẩm mỹ. Khi phẫu thuật lưu ý cho dùng colchicin nhằm tránh khởi phát cơn gout cấp. Cần kết hợp thuốc hạ acid uric máu.

Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh gout cần chú ý về chế độ ăn uống - sinh hoạt.

Người bệnh cần tránh các chất có nhiều purin như tạng động vật, thịt, cá, tôm, cua…. Có thể ăn trứng, hoa quả. Ăn thịt không quá 150g/24 giờ.

Đặc biệt không uống rượu, cần giảm cân, tập luyện thể dục thường xuyên… Người bệnh cần uống nhiều nước, khoảng 2-4 lít/24 giờ, đặc biệt là các loại nước khoáng có kiềm hoặc nước kiềm 14‰. Điều này sẽ làm tăng lượng nước tiểu trong 24 giờ, giúp hạn chế tối đa sự lắng đọng urat trong đường tiết niệu.

Ngoài ra, cần tránh các thuốc làm tăng acid uric máu, tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gout cấp như stress, chấn thương…

Bạn đưa bố bạn đến khám tại chuyên khoa cơ xương khớp để bác sĩ xem xét, đánh giá toàn diện bệnh tình của bác mà tư vấn hướng điều trị thích hợp, bạn nhé.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X