Hotline 24/7
08983-08983

Phương pháp điều trị bằng điện giao thoa là như thế nào?

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi về cách điều trị bằng điện giao thoa là như thế nào, có đau không ạ? Bệnh nhân bị bón và nứt hậu môn, điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược. Bác sĩ cho làm điện giao thoa này ạ, nhưng em muốn biết điều trị như thế nào và có đau không? Vừa rồi mới chụp Xquang và bác sĩ chỉ định làm điện giao thoa.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh do bạn đọc cung cấp
Ảnh do bạn đọc cung cấp
Chào em,

Điều trị táo bón bằng sóng điện giao thoa, bác sĩ sẽ dùng 2-4 điện cực dán hoặc đặt lên bụng bệnh nhân để kính thích nhu động quai ruột. Điều trị tốt cho những trường hợp bị táo bón kéo dài mà dùng thuốc ít có tác dụng. Phương pháp này thường dùng điều trị cho táo bón thứ phát liên quan đến bệnh lý khác hoặc táo bón ở trẻ em.

Trong hầu hết các trường hợp táo bón còn lại ở người bình thường khoẻ mạnh thì việc thay đổi chế độ ăn và chế độ sinh hoạt sẽ mang lại hiệu quả đáng kể, ít khi phải dùng thêm các can thiệp khác. Bạn cần chú ý các vấn đề sau:

- Chế độ ăn: cần tăng cường ăn nhiều chất xơ tương đương với 300 gram trái cây, rau, hoa quả tươi, măng v.v... hạn chế những loại thức ăn ít hoặc không có chất xơ như kem, phomat, các loại thịt, trứng, thực phẩm chế biến sẵn, các thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ.

- Uống đủ nước: nên uống nhiều nước, trung bình cần uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày, hạn chế uống trà đặc, cà phê, cocacola hay loại nước có gas. Uống nước ngay cả khi không khát. Tốt nhất là ngay khi ngủ dậy vào buổi sáng nên uống một cốc nước ấm khoảng 500 ml vào lúc bụng đói, sau đó đi bộ vài phút. Đặc biệt những ngày nóng, ra nhiều mồ hôi càng phải bổ sung thêm nước.

- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Phải tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày, không nên nhịn lâu, tự tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ, đều đặn. Đối với những người do nghề nghiệp ngồi lâu cũng cần bố trí thời vận động phù hợp. Nên luyện tập tay chân như đi bộ, chạy, hít thở bằng bụng, chạy chậm giúp ăn uống ngon miệng, sảng khoái tinh thần, tăng nhu động ruột và tăng trương lực cơ làm cho cuộc sống bình ổn và tránh táo bón.

Chúc bạn mau chóng khỏi bệnh!

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Táo bón là bệnh lý đường tiêu hóa và liên quan mật thiết đến sự tiêu hóa thức ăn. Một người bình thường có thể đi ngoài từ 1-3 lần/ngày đêm hoặc trên 3 lần/tuần. Khi quá 3 ngày chưa đi ngoài hoặc đi ngoài dưới 3 lần trong một tuần có thể gọi là mắc bệnh táo bón.

Nếu táo bón kinh niên nguyên nhân là do sự xáo trộn về sinh lý của ruột già thì ảnh hưởng trên cơ thể tương đối ít nhưng khiến cho người bệnh khó chịu, kém vui, thỉnh thoảng cảm thấy đau nhức đầu. Có thể làm nhiễm trùng đường ruột gây sưng ruột.

Táo bón không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng nếu để kéo dài sẽ xảy ra những biến chứng nguy hiểm, không đáng có như tắc ruột, xoắn ruột, sa trực tràng, xuất hiện cơn thiếu máu cục bộ (do phải rặn lâu), trĩ, ung thư.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X