Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Nhiễm HPV 9 tháng không phát bệnh, liệu virus có tự đào thải?
Câu hỏi
Dạ chào bác sĩ. Bác sĩ cho tôi hỏi nếu nhiễm HPV, sau thời gian ủ bệnh là 9 tháng mà không có tổn thương thì virus có dần được đào thải không ạ?
Trả lời
Chào bạn,
HPV (Vi rút u nhú ở người - Human Papillomavirus) là một loại vi rút lây truyền qua đường tình dục. Nó lây truyền qua quan hệ tình dục (chẳng hạn như quan hệ tình dục qua âm đạo và hậu môn) hoặc lây khi tiếp xúc qua da. Ít nhất 50% người đã từng có quan hệ tình dục sẽ bị mắc HPV vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống.
Có khoảng 100 loại HPV, trong đó có 40 loại gây bệnh ở cơ quan sinh dục con người, có 15 loại được liệt vào hạng “độc” tạo nguy cơ cho sức khỏe. Hai loại thông thường nhất là HPV-16 và HPV-18 có khả năng nhiễm sâu vào cổ tử cung phụ nữ (3-10%), sau đó làm thay đổi mô tử cung và gây bệnh ung thư cổ tử cung.
Ngoài ra, HPV loại độc cũng là nguyên nhân gây ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn, ung thư dương vật, ung thư đầu và cổ. Loại ít độc hơn, HPV-6 và HPV-11, có thể gây 90% chứng mụn cóc (sùi mào gà) của cơ quan sinh dục. Loại nhẹ gây chứng mụn cóc ở tay là (HPV-2) và bàn chân là (HPV-1).
Hiện tại không có vaccine hay thuốc nào có thể đào thải HPV đã nhiễm ra khỏi cơ thể được. Việc nghi ngờ nhiễm hoặc đã xác định nhiễm mà không phát bệnh thì không đồng nghĩa với việc virus sẽ tự đào thải ra khỏi cơ thể, mà nó chỉ nằm đó chờ "cơ hội" mà thôi. Cơ hội chính là khi hệ miễn dịch suy yếu, do đó người từng nhiễm HPV nên duy trì lối sống lành mạnh, tốt cho sức khỏe để virus không có dịp bùng phát và lây lan.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình