Hotline 24/7
08983-08983

Nguyên nhân phổ biến nào dẫn đến bệnh trĩ hiện nay?

Câu hỏi

Bệnh trĩ gây bức bách, khó chịu cho người bệnh, vậy những nguyên nhân mắc bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân nào là phổ biến nhất hiện nay?

Trả lời
Suy giãn tĩnh mạch gây bức bách, khó chịu cho bệnh nhân trĩ. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Chào bạn Xuân Phúc,
Nguyên nhân gây bệnh trĩ thì nhiều, có nhiều thuyết giải thích về nguyên nhân gây bệnh trĩ, ví dụ như:

- Thuyết giãn tĩnh mạch
- Thuyết nhiễm khuẩn
- Thuyết tăng sinh mạch máu
- Thuyết sa lớp lóp hậu môn…

Các nguyên nhân được thảo luận nhiều ví dụ như:

- Nguyên nhân do yếu tố chủng tộc - địa lý: dân vùng Địa Trung Hải, Bắc Phi hay Do Thái thì tỷ lệ bị trĩ cao hơn.
- Yếu tố gia đình
- Do ngồi nhiều...

Các điều kiện gây nên bệnh thường gặp gồm có:

- Rối loạn tiêu hóa và lưu thông ruột: táo bón, ỉa lỏng, lị mót rặn nhiều.
- Một số giai đoạn sinh lý: hành kinh, mang thai, sau sinh đẻ, nội tiết.
- Một số hình thức thể dục thể thao gây một gắng sức mạnh, mất cân bằng đột ngột của tuần hoàn tại chỗ vùng hậu môn trực tràng.
- Một vài yếu tố ăn uống: ăn uống quá mức, lạm dụng các chất gia vị cay nóng, uống rượu, cà phê nhiều.
- Một số dị ứng tại chỗ: do dùng kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc đặt ở hậu môn, thuốc chống cúm, giảm đau, thuốc ngủ
- Hiện nay nguyên nhân phổ biến có lẽ là điều kiện làm việc, đặc biệt là nhân viên văn phòng thường ngồi quá nhiều, hạn chế đi lại - cùng với việc chế độ ăn uống nhiều bia rượu - ăn đồ cay nóng nhiều.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Những kinh nghiệm cho người mắc bệnh trĩ

Không giấu bệnh

Bệnh trĩ gây đau đớn, ngứa rát, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như tâm lý người bệnh. Tuy nhiên vì trĩ nằm ở vùng nhạy cảm nên nhiều bệnh nhân ngại đi thăm khám hay tư khiến bệnh tình ngày càng nặng hơn.

Các chuyên gia khuyến cáo khi có những dấu hiệu như táo bón, chảy máu, đau, ngứa rát, nứt kẽ hậu môn... trong thời gian dài, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành thăm khám xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh lý, từ đó có hướng điều trị phù hợp và hiệu quả. Bệnh trĩ nên điều trị sớm, việc kéo dài bệnh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống và tâm lý của bệnh nhân.

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ, tuy nhiên thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học dẫn đến tình trạng táo bón lâu ngày là tác nhân chính dẫn đến căn bệnh khó nói này. Vì vậy để phòng ngừa cũng như giảm trĩ, người bệnh nên thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Cụ thể: nên uống nhiều nước, ăn thực phẩm nhiều chất xơ, hạn chế ăn muối và kiêng gia vị cay, nóng, rượu, bia…

Bên cạnh đó, người bệnh nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ và hạn chế sinh hoạt tình dục khi có các biểu hiện của bệnh trĩ. Người mắc trĩ nên rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh, ngâm nước muối ấm (15 phút/ngày) để xoa dịu cơn đau của trĩ và làm trĩ bớt sưng. Người bệnh cũng nên tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội… Điều này giúp tăng lưu thông máu đến khắp cơ thể, trong đó có cả vùng trực tràng, giúp tăng cường sức khỏe cho vùng này.

Chữa bệnh từ bên trong

Qua các công trình nghiên cứu y khoa, ống hậu môn là nơi có nhiều mạch máu tạo thành các búi trĩ nằm ở dưới lớp niêm mạc. Các búi này có chức năng của một cái nệm, giữ vai trò khép kín hậu môn. Có thể hiểu, trĩ là trạng thái suy giãn tĩnh mạch quá mức vùng hậu môn gây ra tình trạng khó khăn, đau rát, chảy máu khi đại tiện.

Nhiều người sử dụng các phương pháp dân gian như dùng rau diếp cá, lá bỏng, nhựa đu đủ để làm giảm triệu chứng đau rát, ngứa ngáy… do chúng có tác dụng chống nhiễm khuẩn, kháng viêm. Nhờ đó triệu chứng của trĩ có giảm nhưng nhanh tái phát do căn nguyên của bệnh là suy giãn tĩnh mạch chưa được điều trị triệt để. Chưa kể khi sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ nếu không chú ý hồi phục chức năng hậu môn và làm bền hệ tĩnh mạch, bệnh cũng dễ bị tái phát.

Bệnh trĩ có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa, thủ thuật hay phẫu thuật. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định điều trị tùy theo giai đoạn phát triển của bệnh, theo hoàn cảnh và nguyện vọng của bệnh nhân, cũng như kinh nghiệm của thầy thuốc và trang thiết bị của cơ sở.

Tuy nhiên trong quá trình điều trị và sau phẫu thuật, việc quan trọng mà bệnh nhân thường bỏ qua là hồi phục chức năng hậu môn và làm bền hệ tĩnh mạch trĩ để ngăn trĩ phát triển cũng như tránh tái phát.


ThS.BS Trần Anh Tuấn
Khoa Ngoại Tổng quát - Lồng ngực Bệnh viện Gia An 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X