Hotline 24/7
08983-08983

Người hay ớn lạnh, toát mồ hôi, có nên uống thuốc sắt?

Câu hỏi

Cháu chào bác sĩ, Cháu hiện 23 tuổi (nam), vừa điều trị xuất huyết tiêu hóa Forrest 3 loét hành tá tràng (24/4-30/4). Thời gian đầu về nhà, cháu thấy khá ổn. Nhưng từ đêm ngày 14/5, cháu bị lạnh hết người và chân tay. Sau đó cháu thấy người lúc khoẻ, lúc mệt mỏi. Cháu đã ra Bạch Mai khám lại do cháu bị đầy bụng, ợ hơi khá nhiều, bác sĩ cho cháu soi dạ dày kết luận Viêm dạ dày và sẹo loét tá tràng. Từ đó đến nay bụng cháu chướng hơi và có ợ, hôm nhiều hôm ít. Hôm 18/6 cháu có ra khám do mệt, chướng bụng, ợ hơi, bác sĩ cho cháu thuốc Fareso40 và Azintal forte. 4 ngày gần đây, cháu hay bị toát mồ hôi ngực và lưng, đêm khó ngủ, thay 3-4 áo. Sáng nay 19/6 cháu có đau bụng quanh rốn và bụng trái, cháu hỏi bác sĩ khám thì bác sĩ bảo uống thuốc này là khỏi và không khám thêm cho cháu. Người cháu hay ớn lạnh và có lúc lạnh chân tay khi mệt. Cháu uống thuốc sắt được không ạ, hay điều trị xong cháu uống sắt? Cháu có cần đi xét nghiệm máu để xem có bị viêm nhiễm gì không ạ? Bác sĩ tư vấn giúp cháu ạ. Cháu cảm ơn.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Đơn thuốc do bạn đọc cung cấp
Đơn thuốc do bạn đọc cung cấp
Chào em,

Về nguyên tắc, sau xuất huyết tiêu hoá do loét dạ dày, em cần bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin A, B, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magie (có nhiều trong ngũ cốc, rau củ màu đỏ và xanh đậm) để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin, các khoáng chất do tiêu hóa hấp thụ kém trong bệnh lý dạ dày- tá tràng. Tuy nhiên, sử dụng các thuốc viên bổ sung sắt có thể gây ra một số tác dụng phụ đường tiêu hoá, do đó hiện tại em nên điều trị cho ổn định các triệu chứng của bệnh dạ dày.

Toát mồ hôi là triệu chứng của tăng hoạt giao cảm, thường gặp trong khá nhiều bệnh lý, trong đó có cường giáp, hạ đường huyết, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn lo âu… Những triệu chứng em mô tả đều có liên quan đến vấn đề rối loạn lo âu, đặc biệt đây là nguyên nhân khá thường gặp gây nên viêm loét dạ dày tái diễn và cả triệu chứng của đại tràng dù mọi phương tiện khảo sát đều bình thường.

Nguyên nhân có thể xuất hiện sau 1 sang chấn tâm lý, sử dụng các chất kích thích như ma tuý, rượu bia, thuốc lá, căng thẳng thần kinh kéo dài… Trong các trường hợp này, cần tìm nguyên nhân và điều chỉnh thì bệnh mới có thể đáp ứng tốt với điều trị.

Do đó, bên cạnh tái khám chuyên khoa Tiêu hoá, em nên kết hợp thăm khám Tâm thần kinh để tìm nguyên nhân của rối loạn thần kinh thực vật và điều trị cho dứt điểm em nhé!

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Hệ thần kinh thực vật là hệ thần kinh tự động có tác dụng điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể một cách chủ động, không phụ thuộc vào sự chỉ huy của não bộ. Chức năng của hệ thần kinh thực vật là điều hòa các quá trình chuyển hóa vật chất, điều hòa hoạt động của cơ quan nội tạng cũng như hệ thần kinh trung ương với sự tham gia của cả hai hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

Rối loạn thần kinh thực vật tuy không gây tử vong cho người bệnh nhưng việc điều trị khá khó khăn. Theo đó, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và chỉ định phương pháp chữa trị tốt nhất.

- Điều trị nội khoa: dùng các thuốc canxi, sinh tố nhóm B (đặc biệt B6), acid glutamic, an thần…

- Điều trị ngoại khoa: với trường hợp rối loạn thần kinh thực vật mà hiện tượng tăng tiết mồ hôi quá nhiều, đặc biệt ở lòng bàn chân, bàn tay do trạng thái cường chức năng giao cảm, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động… Trường hợp này bác sĩ chuyên khoa thần kinh có thể làm thủ thuật hủy hạch giao cảm ngực.

Ngoài ra, để  đối phó với rối loạn thần kinh thực vật người bệnh có thể cải thiện chất lượng cuộc sống như quản lý các triệu chứng thực thể.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X