Bác sĩ khoa Tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Từ Dũ
Ngứa ngáy nhiều vùng trên cơ thể khi ngủ, biểu hiện bệnh lý da liễu gì?
Câu hỏi
Chào AloBacsi, Vào buổi tối em ngủ có hiện tượng ngứa ngáy 1 số vùng như đầu, nách, bộ phận sinh dục, bắp tay, vùng thắt lưng sau (gần khe mông), vùng bụng, cổ, vùng mặt ở 2 gò má (mỗi đêm lại ngứa vào tùy nơi khác nhau, tùy đêm ngứa ít hay ngứa nhiều, không đêm nào giống đêm nào cả). Vùng cổ ngứa khá thường xuyên hơn những vùng còn lại. Vài tháng trước, em ngứa vô cùng nhiều (ở cổ, ở mặt và ở vùng đầu), đi 2 phòng khám Da liễu, 1 bên nói nổi mề đay (ở vùng cổ) và viêm da dị ứng (ở vùng mặt), nơi khác nói chàm (ở vùng cổ) và viêm da dị ứng (ở vùng mặt). Điều trị ở cả 2 nơi đều không có kết quả khả quan do vừa hết thuốc là bị ngứa trở lại nên chỉ bôi Corticoid ở nơi bị ngứa (không bôi ở mặt). Qua những dấu hiệu trên, em đang nghi ngờ là em đang bị nhiễm giun sán (chưa biết giun sán loại nào). Từ trước tới giờ em rất hiếm khi tiếp xúc với chó mèo. Em là sinh viên nên ăn uống có thể mắc phải những loại thế này. Sáng nay ở gần vùng nách, em phát hiện có 1 đốm đỏ, không nhô lên, đè vào không đau. Em có gửi hình trong mail. Bác sĩ cho hỏi em đang mắc bệnh về da liễu hay gì ạ? Em nên tiến hành xét nghiệm như thế nào ạ? Em xin cảm ơn và mong được giải đáp sớm nhất có thể ạ!
Trả lời
Ngứa có rất nhiều nguyên nhân, có thể do dị ứng hoặc nhiễm ký sinh trùng, bệnh lý nội khoa, khô da… Đây chỉ là triệu chứng của những bệnh lý liên quan. Nếu em chưa tiến hành tẩy giun sán 6 tháng gần đây nhất thì nên uống thuốc tẩy giun, vì nhiễm loại giun nào cũng gây tình trạng ngứa.
Trường hợp của em bác sĩ nghiêng về tình trạng dị ứng viêm da kích ứng, có thể do thức ăn hoặc môi trường sống như khói bụi, quần áo, giày dép, chăn mền… Để xác định tình trạng này, em nên hạn chế tiếp xúc yếu tố gây dị ứng.
Theo như em mô tả ngứa về đêm, ngứa bộ phận sinh dục, bắp tay… cũng không loại trừ bệnh lý về ghẻ, do đó em nên đến khám trực tiếp với bác sĩ Da liễu để được xét nghiệm tìm ghẻ và điều trị phù hợp.
Kích ứng da còn có tên gọi viêm da tiếp xúc kích ứng, là kết quả của việc tiếp xúc hoặc tiếp xúc bề mặt với chất gây kích ứng. Chứng viêm da tiếp xúc kích ứng không liên quan đến phản ứng miễn dịch trực tiếp quá mức với việc giải phóng các kháng thể như trường hợp dị ứng. Thay vào đó, kích ứng da gây viêm và tổn thương bề mặt da với tốc độ cao hơn cơ chế sửa chữa tự nhiên của cơ thể, cho đến khi cơ thể tự đề kháng hoặc can thiệp bằng thuốc uống hay các sản phẩm bôi thoa trực tiếp. Các hóa chất mạnh trong dầu gội và sữa tắm hay nước hoa tổng hợp, hóa mỹ phẩm và trong một số sản phẩm có tính axit như thuốc nhuộm tóc, chất tẩy rửa gia dụng hay các loại nước sơn. Sự kích ứng da cũng xảy ra do sự ma sát quá nhiều với những loại vật liệu không thoải mái cho da, như đối với quần áo, một làn da nhạy cảm có thể bị kích ứng bởi vải ren, jeans dày hay nylon, plastic. Trong làm đẹp, kích ứng da có thể xảy ra do sử dụng loại sản phẩm không dành riêng cho loại da của bạn, da khô hoặc da nhờn mụn. Tương tự như chứng dị ứng da, một số người có thể bị kích ứng bởi một chất hoặc một thành phần nào đó vốn dĩ hoàn toàn bình thường, thậm chí có hiệu quả tốt đối với những người khác. Bạn có thể bị kích ứng da ngay sau khi tiếp xúc với một chất gây kích ứng đặc biệt nghiêm trọng, nhưng thông thường, da sẽ từ từ bị kích thích sau khi tiếp xúc nhiều lần với chất đó. Một ví dụ đối với tình trạng viêm da tiếp xúc kích ứng như: da tay đến một lúc nào đó bị bong tróc và đỏ ngứa, do hàng ngày rửa bát đĩa bằng dung dịch tẩy rửa có chứa chất gây kích ứng. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình