Hotline 24/7
08983-08983

Nắng gắt và tia UV cực đỉnh hiện nay có gây ung thư da không?

Câu hỏi

Theo bác sĩ, với tình hình nắng gắt và tia UV cực đỉnh hiện nay, nguy cơ ung thư da của người châu Á nói chung, người Việt Nam nói riêng như thế nào ạ?

Trả lời

BS Đoàn Mạnh Khải

BS Đoàn Mạnh Khải

Bác sĩ khoa Tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Từ Dũ

Tia cực tím có nguy cơ gây ung thư da. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Chào bạn Tuyết Nhi,
Người Việt Nam chúng ta thuộc chủng tộc da vàng nên khả năng bảo vệ, chịu đựng tia cực tím cao hơn người da trắng nhưng lại thấp hơn người da màu. Do đó, người có khả năng bị ung thư da nhiều nhất là da trắng, người ít (hiếm) bị ung thư da là người da màu.

Người da vàng, điển hình là Việt Nam khả năng chịu đựng tia UV mặc dù cao hơn người da trắng nhưng vẫn có nguy cơ ung thư da. Ở một số trường hợp hoặc những người làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như công nhân công trường, bốc vác… tùy theo nghề nghiệp cũng như thời gian phơi nắng của họ mà nguy cơ mắc ung thư da khác nhau.

Những năm gần đây, tỷ lệ phát hiện ung thư da của người Việt cũng tăng nhiều tương tự như những loại ung thư khác. Tuy nhiên, ung thư da ở người Việt vẫn là dạng hiếm gặp và dễ điều trị nếu phát hiện sớm.

Ngoài ra, vấn đề gây lão hóa da sớm cũng xuất hiện nhanh với những người thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím, nhất là trong giai đoạn tia UV cực đại như hiện nay tại TPHCM.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Tia cực tím, hay còn gọi là bức xạ cực tím, là các tia vô hình, một phần của năng lượng đến từ mặt trời, có thể đốt cháy da và gây ung thư da. Bức xạ UV được tạo thành từ 3 loại tia - tia cực tím A (UVA), tia cực tím B (UVB) và tia cực tím C (UVC).

Hầu hết tia UV con người tiếp xúc đều bắt nguồn từ mặt trời. Tuy nhiên, khoảng 10% ánh sáng mặt trời là tia UV, và chỉ 1/3 trong số này là có khả năng thâm nhập vào bầu khí quyển của Trái Đất. UVC là loại tia cực tím nguy hiểm nhất nhưng nó không thể xuyên qua tầng ozone của bầu khí quyển. Do đó, nó không gây ra mối đe dọa nào với sự sống của con người, động vật hoặc thực vật trên Trái Đất. Các tia bức xạ cực tím phổ rộng - bao gồm tia UVA và UVB - là những chất gây hại mạnh nhất cho sinh vật trên Trái Đất.

Nhiều người cho rằng thời tiết nắng nóng ở Sài Gòn là nguyên nhân khiến tia cực tím vượt ngưỡng. Quan điểm này có chính xác?

Nhiều người biết tia cực tím (UV), hay bức xạ cực tím, có nhiều tác hại đối với cơ thể con người. Phần lớn tia UV bị hấp thụ và bức xạ ngược lại bởi tầng ozone trong khí quyển, sự bảo vệ của của Trái Đất. Tuy nhiên, ngày nay môi trường ngày càng bị ô nhiễm, cùng với hiệu ứng nhà kính làm cho Trái Đất nóng lên từng ngày, tầng ozone bị suy giảm nghiêm trọng.

Vì vậy, bạn cần có những hiểu biết nhất định về tia UV và các tác hại của nó để có biện pháp cần thiết bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

Trong số những tia UV có thể đến được Trái Đất, 95% là tia UVA và 5% là tia UVB. UVA yếu hơn UVB nhưng nó đi sâu vào da hơn. Nhiều nghiên cứu cũng chấp nhận rằng cả UVA và UVB đều gây ung thư da, bao gồm cả khối u ác tính. Vì lý do này, người ta thường khuyến nghị sử dụng kem chống nắng để ngăn chặn cả 2 loại bức xạ này.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X