Hotline 24/7
08983-08983

Nám nội tiết nên điều trị thế nào?

Câu hỏi

Xin nhờ BS tư vấn, Nám nội tiết nên điều trị thế nào ạ? Điều trị trong nên uống gì và ngoài nên bôi gì? Và nám có khả năng hết vĩnh viễn không ạ? Cảm ơn BS rất nhiều!

Trả lời

BS Đoàn Mạnh Khải

BS Đoàn Mạnh Khải

Bác sĩ khoa Tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Từ Dũ

Nám nội tiết. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nám nội tiết. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Phúc Hảo thân mến,

Nám là tình trạng thay đổi sắc tố da, đa số gặp ở phụ nữ châu Á, Đông Nam Á, và đặc biệt có phụ nữ Việt Nam thì đây là tình trạng tăng sắc tố do tăng sinh bất thường do sản xuất melanin bất thường ở một số vị trí da trên vùng mặt như da trên gò má, hai bên thái dương hay cằm.

Vì nám có liên quan đến sản xuất melanin không được kiểm soát bởi một số yếu tố như là nắng hay sử dụng mỹ phẩm không đúng cách, do đó việc uống chỉ là bổ sung 1 số vitamin cần thiết để tránh tình trạng lão hóa da, việc bôi để ức chế tình trạng sản xuất melanin. Việc uống và việc bôi nên có chỉ định của BS, em nên đến khám tại các phòng khám có chuyên khoa Da liễu.

Câu hỏi nám có hết vĩnh viễn được không thì tôi xin trả lời là không vì nám là do việc tăng sinh, rối loạn sắc tố melanin bất thường, nó sẽ không hết và nó sẽ tái đi tái lại.

Chúng ta có thể cố gắng kéo dài thời gian tái phát của nám càng lâu càng tốt. Do đó, em nên đến khám tại các BV chuyên khoa Da liễu để được điều trị phù hợp.

Trân trọng.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh nám da là một vấn đề da phổ biến, gây ra các mảng màu nâu đến màu xám nâu trên mặt. Hầu hết mọi người bị tình trạng này trên má, sóng mũi, trán, cằm và ở môi trên. Bệnh cũng có thể xuất hiện trên các bộ phận khác của cơ thể, nơi tiếp xúc nhiều với mặt trời chẳng hạn như cánh tay và cổ.

Một số yếu tố gây bệnh nám da phổ biến bao gồm:

- Tiếp xúc mặt trời: tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời kích thích các tế bào hắc tố. Trong thực tế, chỉ một lượng nhỏ ánh nắng mặt trời có thể làm cho bệnh nám da trở lại sau khi chúng đã mờ dần, đó là lý do tại sao bệnh nám da thường nặng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong mùa hè. Đây cũng là lý do chính tại sao nhiều người bị bệnh nám da cứ tái đi tái lại;
- Thay đổi nội tiết tố: phụ nữ mang thai thường hay bị bệnh nám da. Thuốc ngừa thai và thuốc thay thế nội tiết tố cũng có thể kích hoạt bệnh nám da;
- Mỹ phẩm: sản phẩm chăm sóc da gây kích ứng có thể làm trầm trọng thêm bệnh nám da.

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Tránh ánh nắng mặt trời: một trong cách điều trị thông thường nhất cho bệnh nám da là dùng khem chống nắng. Do ánh nắng mặt trời gây kích hoạt bệnh nám da nên điều quan trọng là bạn nên dùng kem chống nắng hằng ngày, thậm chí cả ngày nhiều mây và sau khi đi bơi hoặc đổ mồ hôi. Bạn nên chọn kem chống nắng có độ bảo vệ phổ rộng, chỉ số SPF từ 30 trở lên, cùng với kẽm oxit và dioxit titan để làm giảm sự ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời lên bề mặt da. Bôi kem chống nắng 15 phút trước khi ra ngoài và bôi lại sau mỗi 2 giờ;
- Mang mũ rộng vành khi ra ngoài: theo nguyên cứu gần đây, sử dụng duy nhất kem chống nắng không bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi ánh nắng mặt trời. Bất kể khi nào nếu có thể, bạn hãy tìm bóng râm và mang áo quần chống nắng, đồng thời bôi kem chống nắng;
- Chọn sản phẩm bảo vệ da thích hợp: bạn nên chọn các sản phẩm bảo vệ da không làm ngứa hay cháy da, các sản phẩm kích ứng da làm bệnh nặng hơn;
- Tránh cạo lông: việc cạo lông có thể làm viêm da, làm bệnh nám da nặng hơn, vì vậy điều quan trọng là bạn tránh cạo lông vùng da bị bệnh. Hãy hỏi bác sĩ da liễu về cách triệt lông phù hợp với bạn.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X