Hotline 24/7
08983-08983

Mỗi khi nuốt nước bọt thì thở ra tai, cháu có mắc bệnh nguy hiểm gì không BS?

Câu hỏi

Chào BS, Cháu năm nay 18 tuổi, dạo gần đây mỗi lần nuốt nước bọt là cháu thở ra tai, bịt mũi hít vào thì hết ạ. Lúc nằm thì không bị, thường thì khi hoạt động mọi người hay bị vậy nhưng cháu cứ ngồi nuốt là bị. Do học hành nhiều nên cháu có bị đau đầu. Gần đây cháu nuốt nước bọt nhiều, thi thoảng bị tức ngực, nuốt nước bọt thì thấy khô ở cổ. Cháu không bị đau tai và bị ho khan. BS có thể cho cháu biết là bị gì không ạ? Cháu cảm thấy lo lắng lắm. Cháu xin cảm ơn ạ.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Nuốt nước bọt thở ra lỗ tai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nuốt nước bọt thở ra lỗ tai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Cơ thể người bình thường có 1 ống nối thông thương tai giữa và thành sau họng gọi là vòi nhĩ hay tai vòi. Tai vòi mở ra khi nuốt giúp cho sự lưu thông không khí từ vòm mũi họng lên tai, làm cho áp lực không khí mặt trong và ngoài của màng nhĩ cân bằng. Bình thường không nghe tiếng kêu trong tai, vì niêm mạc tai vòi trơn láng, mềm mại. Khi  bị viêm do nhiễm trùng, hay tổn thương do những nguyên nhân khác làm cho niêm mạc vùng này mất sự mềm mại trơn, láng, hay do có vướng đờm nhớt, do đó khi có không khí vào từ miệng hay khi nuốt thì có cảm giác “thở ra tai”, bịt mũi hít vào thì hết là do hành động này làm thông lại tai vòi.

Với các triệu chứng kể trên, em nên khám chuyên khoa Tai mũi họng, để BS soi tai, soi hầu họng, chẩn đoán và điều trị thích hợp, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Nội soi tai mũi họng đã giúp y học Việt Nam chấm dứt thời kỳ khám “mù” bằng các vật dụng y tế đơn sơ như đè lưỡi, đèn pin và chỉ có thể giúp bác sĩ nhìn thấy phần nông của bệnh lý mà rất khó đưa ra chẩn đoán chính xác. Nhưng khi được thực hiện nội soi với các ống optic có kích thước đầu chỉ khoảng 2 ly được bác sĩ điều trị khéo léo đưa vào được những nơi rất sâu trong tai, mũi, họng của người bệnh mà bằng các phương pháp bình thường không thể tiếp cận được.

Đồng thời thông qua camera siêu nhỏ, hình ảnh các bộ phận bên trong sẽ được phóng to trên màn hình tivi giúp bác sĩ và chính bệnh nhân nhận ra được những biến đổi về kích thước, màu sắc, tình trạng viêm nhiễm hay có mủ của các cơ quan đó, để có thể đưa ra chẩn đoán sát nhất với bệnh lý.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X