Bác sĩ điều trị khoa Tiêu hóa, BV Nhân dân Gia Định - Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú?
Câu hỏi
Thưa các BS, Tôi đang mang thai, dự sinh cuối tháng 11 này. Tôi vào BV Nhiệt đới TPHCM xét nghiệm viêm gan B, kết quả xét nghiệm lần 1 (ngày 9/8/2016) như sau: - Copies/ml huyết tương: >9.98 x 10^8 - IU/ml huyết tương: >1.7 x 10^8 (Độ nhạy: 20 IU/ml) - Anti HCV*: 0.044 NEGATIVE - Creatinin: 49 - eCrCl: 111.73 - AST (GOT): 18 - ALT (GPT): 15 - GGT: 17 BS cho thuốc BATIGAN 300 uống. Tôi đi xét nghiệm lại lần 2, kết quá xét nghiệm lần 2 (ngày 14/10/2016): - Creatinin: 62 - eCrCl: không giới hạn - AST (GOT): 26 - ALT (GPT): 22 - GGT: 33. BS cho thuốc Batigan 300 uống. Hiện tại hôm nay, số thuốc còn lại gần 45 ngày. BS dặn tôi: sau sinh trong vòng 12-24 giờ thì chích ngừa 01 mũi viêm gan B và 01 mũi huyết thanh cho cháu để phòng ngừa lây nhiễm, dặn vẫn tiếp tục uống thuốc sau khi sinh và cho con bú bình thường. - Tôi lên mạng tìm kiếm thông tin và cho ra một số kết quả như sau: + Một số bác sĩ khuyên là nếu cho con bú thì ngưng uống thuốc, nhưng ngưng uống thuốc thì virút sẽ hoạt động mạnh, tình trạng viêm gan B sẽ nặng hơn và sau này người mẹ khó điều trị viêm gan B vì virút kháng thuốc. + Một số bác sĩ khuyên là uống thuốc và cho con bú bình thường không ảnh hưởng cho bé. Thuốc tôi đang dùng là Batigan 300, trên thuốc có chống chỉ định đối với phụ nữ đang cho con bú: Chưa có thông tin về sự bài tiết của tenofovir disoproxil fumarat qua sữa mẹ. Vì thế, không dùng tenofovir ở phụ nữ cho con bú. Theo khuyến cáo chung, phụ nữ nhiễm HIV không nên cho con bú để tránh lây truyền HIV cho trẻ. + Một số tư vấn bác sĩ bảo rằng chích ngừa 02 mũi viêm gan cho trẻ sau sinh 12-24 giờ giảm 95% nguy cơ lây nhiễm viêm gan B và 5% còn lại có thể lây nhiễm do cơ thể trẻ không tạo được kháng thể hoặc cho con bú mà đầu ti người mẹ bị trầy xước, chảy máu, hoặc do nguyên nhân khác chưa biết. Và bác sĩ khuyên nếu có điều kiện thì cho trẻ bú sữa ngoài để tránh lây nhiễm, 5 % còn lại và tác dụng phụ của thuốc do bài tiết của tenofovir disoproxil fumarat qua sữa mẹ. Tôi đang phân vân không biết làm cách nào cho tốt (ngưng uống thuốc cho con bú mẹ, vừa uống thuốc vừa cho con bú hay uống thuốc và cho trẻ bú bình) nên nhờ AloBacsi tư vấn giúp. Xin cảm ơn các bác sĩ nhiều. (Nguyễn Xuân - nguyenxuan…@gmail.com)
Trả lời
Chào bạn,
Đây quả thật là bài toán khó cho các chuyên gia. Quyết định lựa chọn cho con bú hay không tùy thuộc vào gia đình bạn.
Mục đích của việc sử dụng tenofovir trong giai đoạn của bạn là để hạn chế số lượng virus và hạn chế lây lan cho bé. Sau khi sinh, đối với những trường hợp trẻ có mẹ nhiễm HBV thì sẽ được tiêm cả vaccine lẫn kháng huyết thanh. Khả năng bảo vệ lên đến 95%. Điều này có nghĩa là vẫn có một số trẻ không tạo được kháng thể sau mũi vaccine đầu.
Vậy để hạn chế tối đa nguy cơ lây lan cho bé, nếu gia đình có điều kiện thì có thể cho bé bú hoàn toàn bằng sữa ngoài. Đồng thời, do bé không được bú sữa mẹ nên khả năng đề kháng của bé khá thấp, dễ mắc bệnh hơn những trẻ khác, nên việc chăm sóc bé cần phải cẩn thận hơn.
Sau khi sinh, bạn nên tái khám chuyên khoa gan mật để BS đánh giá chức năng gan cũng như độ hoạt động của virus và xem xét có cần phải tiếp tục dùng thuốc hay không, bạn nhé.
Thân mến!
Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp. Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng: › Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn › Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn › Hoặc https://www.facebook.com/alobacsi.vn123 › Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725 |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình