Hotline 24/7
08983-08983

Máu tụ quanh túi thai 10% ở tuần thứ 8 có nguy hiểm không?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Em bị máu tụ quanh túi thai (10%) thai được 8 tuần. Cho em hỏi có nguy hiểm gì không và em nên làm gì?

Trả lời

ThS.BS Trần Anh Tuấn

ThS.BS Trần Anh Tuấn

Phó Giám đốc Y khoa, Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn - Bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn

Máu tụ quanh túi thai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Máu tụ quanh túi thai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn Lê Ngọc,

Trường hợp của bạn tụ dịch 10% là nhẹ. Nếu không kèm đau bụng và ra huyết thì không có gì đáng lo ngại. Bạn nên nghỉ ngơi, kiêng quan hệ vợ chồng và tái khám theo hẹn để theo dõi, bạn nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bóc tách túi thai là hiện tượng có máu tụ quanh túi thai. Tình trạng này dẫn đến dọa sảy thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Những dấu hiệu bóc tách có thể được phát hiện thông qua siêu âm thai.

Đối với hiện tượng bóc tách túi thai, kích thước của vùng bị bóc tách rất quan trọng. Nếu vùng bóc tách chiếm 1/2 túi thai, nó sẽ được gọi là bóc tách 50%, nếu chỉ là 1 góc của túi thai, bác sĩ sẽ đo và báo cho bà bầu biết cụ thể tỷ lệ bóc tách như 5%, 10%, 15%…

Tỷ lệ bóc tách càng lớn, khả năng sống sót của phôi thai càng bị đe dọa vì hiện tượng này làm túi thai không bám tốt vào thành tử cung, nơi mà từ đó nhau thai sẽ phát triển để cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.

Những dấu hiệu điển hình của tình trạng bóc tách túi thai bao gồm đau bụng và ra máu.

Khi nhận thấy tình trạng chảy máu âm đạo, bà bầu đi siêu âm sẽ xác định được nơi tụ máu trên túi thai. Đây là đặc điểm để xác định tình trạng bong tách của túi thai. Vì vậy, khi bà bầu bị đau bụng trong 3 tháng đầu, nên chủ động đến bệnh viện để được kiểm tra.

- Nắm rõ cơ hội vượt qua hay từ bỏ: Những mẹ bầu gặp phải tình trạng bóc tách túi thai nên hiểu rõ nguy cơ mà mình đang đối mặt. Nếu thai bị bóc tách đến 50% thì rất khó để bảo toàn. Trong nhiều trường hợp, túi thai bị bóc tách sau khi hiện tượng sảy thai xảy ra. Bệnh nhân sẽ cần thảo luận kỹ với bác sĩ để cân nhắc lợi và hại, xem xét khả năng sống sót của phôi thai để quyết định tiếp tục theo dõi, xử lý hay đình chỉ thai kỳ.
- Dùng thuốc theo đúng chỉ định: Thông thường, khi đã chẩn đoán tình trạng bóc tách, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc an thai, dưỡng thai. Mẹ cần tuân thủ liều dùng và hướng dẫn sử dụng.
- Nghỉ ngơi nhiều: Khi gặp phải các trường hợp như bóc tách túi thai, bong nhau thai, dọa sảy thai, người mẹ nên nằm nghỉ nhiều, tránh làm bất cứ điều gì quá sức.
- Kiêng quan hệ: Trong thời gian điều trị cần kiêng quan hệ vợ chồng để tránh những ảnh hưởng đến sự ổn định của túi thai.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X