Phụ trách khoa Cấp cứu tổng hợp - Bệnh viện Nhân dân 115
Lỡ nuốt phải cây tăm, nên làm gì?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Cho em hỏi tối qua em uống nước vô tình nuốt phải cây tăm, nhờ bác sĩ tư vấn giúp em với. Từ 12h tối qua chưa có biểu hiện gì, cũng chưa uống thuốc gì. Làm sao để biết cây tăm đi tới đâu rồi bác sĩ? Em có cần theo dõi phân không, và theo dõi trong mấy ngày?
Trả lời
Việc sử dụng tăm để xỉa răng và lấy thức ăn tăng khả năng vô ý nuốt phải tăm. Tăm xỉa răng chiếm 9% các trường hợp dị vật. Các dị vật bằng gỗ khi vô tình nuốt phải có thể gây các biến chứng như thủng đường tiêu hóa, tắc nghẽn đại tràng, xuất huyết tiêu hóa, áp xe, hình thành rò tiêu hóa thậm chí tử vong.
Tăm xỉa răng do bản chất sắc nhọn nên có nguy cơ gây thủng cao hơn so với các vật khác khác khi chúng qua đường tiêu hóa. Tỷ lệ thủng có thể lên cao đến 30% (nghĩa là 10 người nuốt phải tăm thì khoảng 3 người có nguy cơ thủng đường tiêu hóa!).
Nhu động ruột sẽ thúc tăm xuyên qua thành ruột, có thể dẫn tăm di chuyển đến các cơ quan khác, qua đó biểu hiện lâm sàng rất khác nhau. Tăm có thể di chuyển đến màng phổi, niệu quản,bàng quang, tăm gây ra rò với một mạch máu lớn như động mạch chủ hoặc tĩnh mạch chủ dưới. Chẩn đoán sớm và lấy tăm gây thủng đường tiêu hóa rất quan trọng trong việc giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong.
Có thể sử dụng nội soi dạ dày tá tràng khi tăm còn trong dạ dày ở giai đoạn vài giờ đầu và nội soi đại tràng khi tăm nghi ngờ trong đại tràng. Những thủ thuật này cũng cho phép dị vật được lấy khi nội soi.
Bạn nên đến khám tại các bệnh viện để được tư vấn cụ thể.
Trong rất nhiều trường hợp, hệ tiêu hóa sẽ “giải quyết” vật lạ bị nuốt vào và vật đó sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể. Nhưng trong một số trường hợp khác, vật lạ sẽ bị tắc hoặc gây ra những tổn thương bên trong cơ thể. |
Phó khoa Cấp cứu tổng hợp, BV Nhân dân 115
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình