Hotline 24/7
08983-08983

Làm cách nào để điều trị dứt điểm trĩ, không tái phát?

Câu hỏi

Em chào BS

Em năm nay 22 tuổi, vừa rồi em đi bệnh viện khám và điều trị cắt trĩ sau khi bác sĩ khám và chẩn đoán là trĩ nội độ 3. Em thì cũng thấy biểu hiện bệnh lâu rồi khoảng hơn 1 năm, nhưng gần đây do búi trĩ sa ra và gây đau rát nên mới quyết định đi cắt.

Sau 1 tuần điều trị ở viện bác sĩ có kê đơn về nhà uống và bôi là thuốc daflon và proctolog. Bây giờ em đang băn khoăn sau này nên uống cũng như dùng loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào để cho bệnh trĩ của em hết hẳn, cũng như phòng ngừa tái phát? Mong nhận được phản hồi từ bác sĩ, em xin trân thành cảm ơn!

(Nông Văn An - funky...@gmail.com)

Trả lời

Để có thể điều trị bệnh trĩ nội một cách hiệu quả thì bệnh nhân cần biết mình đang mắc bệnh ở giai đoạn nào thông qua một số dấu hiệu, triệu chứng nhận biết...

Chào em,

Nguyên nhân gây trĩ chủ yếu xuất phát từ thói quen sinh hoạt hàng ngày. ở người đã từng phẫu thuật cắt trĩ, việc quan trọng là phòng tránh trĩ tái phát, và việc này chủ yếu là điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt cho phù hợp, chứ không phải dựa vào dùng thuốc (vì phẫu thuật đã giải quyết búi trĩ sa rồi).

Các thói quen sinh hoạt cần điều chỉnh đó là:

*  Tránh ngồi quá lâu:

Theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc trĩ ở những người ít vận động lên đến hơn 70%. Trung bình cứ ngồi khoảng 50 phút, em nên đứng dậy vận động 5-10 phút. Việc đứng dậy vận động giúp cho dòng máu lưu thông tốt hơn. Đồng thời giảm áp lực cho vùng hậu môn. Hạn chế sự hình thành búi trĩ.

* Đi cầu vào một thời gian cố định

Thường rất ít người chú ý đến thói quen này. Tuy nhiên đây là một thói quen tốt để cân bằng chức năng của hệ tiêu hóa. Đi cầu vào một thời điểm cố định trong ngày có thể ngừa táo bón. Đặc biệt, em không nên nhịn đi cầu trừ những trường hợp không thể. Không nên dùng lực rặn mạnh khi đi vệ sinh. Có thể làm vùng hậu môn bị tổn thương.

* Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ

Đừng để viêm nhiễm hậu môn gây trĩ cho em. Sử dụng các loại khăn giấy mềm để lau, tránh cọ xát gây xước vùng quanh hậu môn. Đó là cơ hội để cho vi khuẩn xâm nhập. Sau khi đi đại tiện nên rửa sạch lại với nước muối ấm.

* Tập thể dục thường xuyên

Sau mỗi bữa ăn, nên vận động để cho thức ăn tiêu hóa tránh táo bón. Trung bình mỗi ngày em có thể đi bộ ít nhất 30 phút. Hoặc tham gia vào các hoạt động khác như cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, bơi lội,… Mục đích của vận động là giúp cho dòng máu lưu thông tốt. Tránh áp lực dồn nén vùng hậu môn.

* Cách ăn uống phòng bệnh trĩ

Táo bón là nguyên nhân gây trĩ phổ biến nhất. Chính vì vậy chế độ ăn ngừa táo bón cũng chính là biện pháp phòng bệnh trĩ hữu dụng nhất. Chế độ ăn uống cần bổ sung nhiều chất xơ.Mỗi ngày nên dung nạp từ 25-30 gram chất xơ.

Các loại thực phẩm giàu chất xơ như đậu đen, bí đỏ, súp lơ, các loại củ cải, rau cải, khoai tây, cà rốt, cam, chuối, dâu tây, bơ, táo,…Tránh xa các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, đồ uống có ga.

Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Chúng có thể phá hủy dạ dày, đồng thời khiến thức ăn không tiêu gây táo bón. Ngoài ra uống nhiều nước cũng là một cách phòng bệnh trĩ hiệu quả.

Mỗi ngày nên uống từ 1,5-2 lít nước. Nước giúp đẹp da, thải độc và còn hạn chế tình trạng táo bón. Mỗi ngày nên uống một ly sinh tố hoa quả, vừa cung cấp vitamin, vừa ngừa táo bón.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X