Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Làm cách nào để chữa khỏi chứng rậm lông ở tuổi dậy thì?
Câu hỏi
Xin chào bác sĩ, Cháu 18 tuổi, là nữ nhưng sao cơ thể cháu có nhiều lông, cả mặt nữa ạ, nhất là ở cằm và mép môi trên, điều đó làm cháu rất tự ti khi tiếp xúc với mọi người. Cháu có lên mạng tìm hiểu cháu thấy người ta nói là do rối loạn nội tiết tố nữ estrogen ở tuổi dậy thì. Cháu có uống đậu nành thường xuyên nhưng ria mép vẫn đen, không giảm. Bác sĩ có loại thuốc gì chữa không ạ? Cháu nghe nói do ở tuổi dậy thì nên rối loạn nội tiết tố nữ estrogen, dần dần nó sẽ hết. Điều đó có đúng không ạ? Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều ạ!
Trả lời
Khi cơ thể phụ nữ xuất hiện nhiều lông ở những nơi mà chỉ có đàn ông mới có như môi trên, mép, ngực, bụng hoặc lưng, tình trạng này được gọi là chứng rậm lông ở nữ giới. Phần lớn các trường hợp mắc chứng rậm lông là do di truyền, rối loạn các hormone hoặc do tác dụng phụ của thuốc:
1. Gen di truyền: Chứng rậm lông đôi khi có thể do di truyền. Nếu mẹ hay chị/em của em mắc chứng này thì có khả năng em cũng sẽ mắc nó.
2. Rối loạn hormone: Khi các chị em phụ nữ có lượng hormone androgen (hormone có ở nam giới) càng cao thì lông mọc càng nhiều và ngược lại. Tuy nhiên khi lượng hormone này quá cao, chúng không chỉ gây ra chứng rậm lông mà còn rất nhiều vấn đề khác như mụn, giọng trầm và ngực nhỏ. Những phụ nữ mắc hội chứng đa nang buồng trứng, hội chứng cường cortisol hay có các khối u trên tuyến thượng thận hoặc buồng trứng tạo ra các hormone tương tự cortisol thì có thể mang nhiều hormone nam giới và dễ mắc chứng rậm lông. Khi đó, em làm xét nghiệm chuyên về Nội tiết sẽ biết được.
3. Ảnh hưởng của một số loại thuốc: Một số loại thuốc có thể làm thay đổi lượng hormone, do đó chúng làm cho lông mọc nhiều ở những nơi không mong muốn trên cơ thể, kể cả trên mặt. Tình trạng này thường xảy ra khi em dùng các loại dược phẩm như các loại thuốc chứa nhiều hormone, chẳng hạn như hormone tổng hợp làm tăng cơ và khỏe cơ; các loại thuốc kích thích mọc lông; các loại thuốc giúp hỗ trợ bệnh lạc nội mạc tử cung (endometriosis).
Như vậy, chứng rậm lông của em chưa chắc gì là do rối loạn nội tiết gây ra, muốn biết có bệnh về nội tiết hay không thì cần phải khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiết, nếu có bệnh thì phải điều trị đúng thuốc mới hết.
Việc rối loạn nội tiết tố nữ gây rậm lông rồi uống sữa đậu nành để tự trị là sai khoa học, và nếu em bị rậm lông do di truyền thì qua tuổi dậy thì lông cũng không có tự rụng. Em nên đến khám tại bác sĩ chuyên khoa Nội tiết để chắc chắn mình có rối loạn nội tiết hay không, em nhé.
Thân mến.
Bệnh rậm lông liên quan đến sự tăng trưởng quá nhiều của lông trên mặt và cơ thể ở phụ nữ. Lông dày và đen phát triển ở những khu vực mà nam giới thường có lông như: môi trên, cằm, ngực và lưng. Lông phát triển ở vùng mặt (dưới dạng râu hoặc ria mép) và trên cơ thể đặc biệt ở môi trên, cằm, tóc mai, lưng, cổ, ngực, đùi, bụng và xung quanh núm vú. Lông trở nên rậm và đen. Phụ nữ có thể có các vấn đề về chu kì kinh nguyệt, sinh sản hoặc mụn. Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau: |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình