Hotline 24/7
08983-08983

Khó ngủ, người mệt mỏi, cáu gắt... là triệu chứng của rối loạn giấc ngủ?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Tôi là nữ, 37 tuổi. Trước đây làm công ty dược. Sau sinh bé năm 2014 vì nhiều lí do tôi nghỉ việc và chỉ ở nhà nội trợ. Cơ địa tôi là người khó ngủ từ thời sinh viên, nhưng vẫn đảm bảo được giấc ngủ. Nửa tháng nay đêm nào tôi cũng trằn trọc gần 3g sáng và 5g đã thức dậy. Người mệt mỏi, hay cáu gắt, dễ quên. Dù tôi đã cố gắng dùng nhiều cách như sáng tập aerobic, uống trà tim sen. Tối đi bộ 30 phút, tắm nước ấm, uống ly nước mật ong loãng ấm, vào phòng ngủ nằm hít thở nhưng vẫn không ngủ được. Tình trạng này lại không xảy ra khi tôi về quê thăm ba mẹ. Có phải tôi đang bị rối loạn giấc ngủ không? Hiện tại tôi đang dùng kết hợp viên nang Serapid và viên nang Okomi cho 1 lần uống và ngày uống 2 lần sáng và tối. Sau khi uống giấc ngủ có cải thiện nhưng sáng dậy tôi cảm thấy hơi mệt. Xin hỏi 2 loại thuốc này dùng lâu dài có ảnh hưởng gì không? Xin cám ơn.

Trả lời

ThS.BS Bùi Diễm Khuê

ThS.BS Bùi Diễm Khuê

Giảng viên Đại học Y dược TPHCM - Đại học Y dược TPHCM

Rối loạn giấc ngủ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Rối loạn giấc ngủ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Theo mô tả trên, AloBacsi nhận thấy bạn bị rối loạn giấc ngủ. Ở trường hợp của bạn, nếu bạn không có bệnh lý gì khác thì nhiều khả năng là do vấn đề tâm lý. Các biện pháp mà bạn áp dụng là khá tốt, bạn có thể uống trà tim sen vào buổi tối thì phù hợp hơn. Ngoài ra, bạn có thể theo một số gợi ý sau:

- Tránh ngủ nhiều vào ban ngày.

- Tránh dùng chất kích thích (trà, cà phê,...) vào buổi chiều.

- Ăn nhẹ vào chiều tối, bữa tối nên trước giờ đi ngủ ít nhất 2 tiếng.

- Có thể vận động, tập thể dục nhẹ vào chiều tối, cách giờ đi ngủ ít nhất 2 tiếng.

- Nếu nằm trên giường quá 20 phút mà không ngủ được, nên rời khỏi giường và làm việc gì đó (việc nhà, đọc sách, vận động nhẹ nhàng,...) và trở lại giường khi buồn ngủ.

- Phòng ngủ cần ít ánh sáng, tránh tiếng ồn.

Thuốc Serapid có thành phần flunarizine, chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, theo chỉ định của bác sĩ vì thuốc này có thể gây tác dụng phụ đáng kể. Okomi có thành phần là thảo dược và các vitamin, khoáng chất, bạn có thể dùng lâu dài, nhưng tốt nhất là hỏi ý kiến bác sĩ điều trị để tránh tương tác với các thuốc khác. Nếu bạn cảm thấy khó chịu khi dùng thuốc, bạn nên khám chuyên khoa Tâm thần kinh để bác sĩ kê toa thuốc phù hợp hơn nhé.

Ngoài ra, bạn cũng nên khám thêm Tâm lý. Ở TPHCM, bạn có thể đến các phòng khám, bệnh viện có các chuyên khoa này như Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 1, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Quận 2, Bệnh viện Quận Thủ Đức,...

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Rối loạn giấc ngủ là tình trạng cận giấc ngủ khi bạn thường xuyên gặp ác mộng. Nếu bạn thỉnh thoảng nằm mơ gặp ác mộng, điều đó hết sức bình thường. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp ác mộng thường xuyên đến mức bạn sợ phải đi ngủ hoặc phải thức giấc nhiều lần trong đêm nếu mắc bệnh rối loạn giấc ngủ. Ác mộng liên quan đến những nguy hiểm tự nhiên  khiến bạn sợ hãi trong lúc mơ hoặc cũng có thể là những đau khổ hay cảm xúc tiêu cực.

Phần lớn các trường hợp, các chuyên gia sẽ giúp bạn để có thể ngủ lại bình thường. Một số phương pháp để điều trị bệnh, bao gồm:

- Hướng dẫn y học: một liệu pháp giúp bạn xác định suy nghĩ và cảm xúc để chỉ ra những nguyên nhân gây ác mộng;
- Hệ thống desensitization: phương pháp này giúp mặt bạn phản ánh cảm xúc dễ dàng hơn;
- Kiểm soát căng thẳng: kiểm soát căng thẳng trong cuộc sống bằng liệu pháp thư giãn có thể giúp bạn giảm những cơn ác mộng;
- Sử dụng thuốc: đây là cách không thường dùng trong điều trị ác mộng, những vẫn có thể được gợi ý nếu bạn bị rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng.

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Tạo sự thoải mái. Ngủ bên cạnh ai đó có thể khiến bạn an tâm hoặc tìm cách thư giãn tinh thần trước khi đi ngủ;
- Nói về những giấc mơ và hãy nhớ rằng những giấc mơ thường không có thật;
- Kiểm soát căng thẳng;
- Tưởng tượng ra một cái kết khác cho cơn ác mộng bạn gặp phải;
- Tạo sự an toàn. Để đèn phòng sáng hoặc mở cửa có thể giúp bạn không gặp ác mộng.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X