Khi sinh con cần kiêng những gì?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Em thấy ở nước ngoài người ta còn đẻ ở cả dưới nước, thế sao ở nước ta, đẻ xong chị em phụ nữ lại phải kiêng nước? (Ngọc Nương - Bình Xuyên, Vĩnh Phúc)
Trả lời
Chào bạn Ngọc Nương,Các BS sản khoa có lời khuyên: Sản phụ cần gội đầu, chải tóc thật nhẹ nhàng. Sau thời gian dài không gội đầu, tóc sẽ bết và rối, dễ rụng khi chải, khiến bạn càng đau đầu. Nên gội bằng nuớc ấm, chải đầu nhẹ nhàng để kích thích mạch máu dưới da hoạt động tốt hơn. Tắm rửa sau sinh cũng cần căn cứ vào từng tình trạng cơ thể của mỗi sản phụ. Sinh nở là một công việc nặng nhọc khiến người phụ nữ phải gắng sức và mất rất nhiều năng lượng. Sau cuộc đẻ, cơ thể người mẹ ra nhiều mồ hôi, nên cần phải tắm gội cho sạch sẽ. Vào mùa hè trời nóng, mồ hôi ra nhiều, để lâu không tắm, cơ thể càng bẩn, càng dễ nhiễm khuẩn.
Thông thường sau khi sinh 24 giờ đồng hồ, nếu thấy sức khoẻ đã hồi phục thì có thể lau người. Sau sinh khoảng trên 3-4 ngày có thể tắm bằng vòi hoa sen . Do cơ thể vẫn còn yếu nên mỗi lần không nên tắm quá lâu, thông thường là từ 5 – 10 phút. Khi tắm tránh gió lạnh, đặc biệt là gió lùa, nhiệt độ trong phòng nên để khoảng 25 – 27 độ C là thích hợp nhất. Sản phụ sinh mổ hoặc phải cắt tầng sinh môn, khi vết khâu vẫn chưa liền, thì không nên tắm xối, đề phòng nước bẩn chảy vào gây nhiễm trùng vết thương. Tắm rửa sau sinh nên chú ý “đông phòng lạnh; hạ phòng nóng; xuân, thu phòng gió “.
Tắm rửa trong mùa đông bắt buộc phải tránh gió lạnh, nhiệt độ phòng thích hợp, nhiệt độ nước không được quá nóng. Tránh không được để ra mồ hôi quá nhiều sau khi tắm xong, vì ra mồ hôi quá nhiều, đông y coi đó dễ bị thương âm hao khí, dẫn tới đau đầu, chóng mặt hoa mắt, buồn nôn… Trong mùa hè nên chú ý không khí lưu thông trong nhà, nhiệt độ nước tất cả đều phải tương ứng với nhiệt độ cơ thể khoảng 37oC, không nên dùng nước lạnh, đừng vì sảng khoái một phút mà khổ cả đời. Sau khi sinh mà tiếp xúc với đồ lạnh, khí huyết ngưng trệ, sau này dễ bị kinh nguyệt không đều, người đau ê ẩm…Sau khi tắm gội xong mà tóc chưa khô thì đừng buộc tóc, không nên đi ngủ, vì hơi ẩm dễ thâm nhập dẫn tới đau đầu, đau cổ.
Không nên tắm lúc quá đói hoặc quá no, sau khi tắm xong nên ăn uống một chút đồ ấm để bồi bổ lượng khí huyết vừa bị hao tổn. Nên tắm bằng vòi hoa sen, nếu không có vòi hoa sen thì đổ nước vào xô chậu rồi dùng gáo múc nước dội lên người. Tuyệt đối không tắm bồn. Vào mùa hè nóng bức thì sau sinh 3 ngày có thể tắm được. Mùa đông thì nên sau 1 tuần, khoảng cách giữa các lần tắm không cần quá xa, chỉ cần tắm ít hơn người bình thường một chút là được. Sau sinh tốt nhất là tắm bằng thuốc tắm, nhất là những sản phụ vốn đã có sẵn bệnh viêm khớp tính phong hàn. Có thể dùng các bài thuốc tắm như: Cành liễu, cây đào; Hoàng thị, phòng phong; lá trúc, vỏ đào; lá ngải cỏ, xương bồ; gừng tươi; ngân đằng, bồ công anh...
Những chuyện cần kiêng là những chuyện sau đây:
- Không nên dùng bông nhét vào tai trong thời gian dài: Bạn có thể không nghe rõ những tiếng động xung quanh và cảm thấy ù tai hơn.
- Tránh nằm gác chéo hai chân lên nhau để âm đạo khép lại. Tư thế này ngăn sản dịch thoát ra ngoài, không tốt cho sản phụ. Tư thế nằm đúng là duỗi thẳng, hai chân khép sát vào nhau.
- Đứng ngồi quá nhiều, nhất là ngồi xổm khiến tử cung có thế bị sa. Hơn nữa, cơ thể phụ nữ khi sinh rất yếu, ngồi nhiều dễ mắc chứng đau lưng kinh niên.
- Không nên ăn nhạt: Khi sinh, sản phụ sẽ mất nhiều mồ hôi. Tuyến sữa tiết mạnh. Cơ thế dễ thiếu nước và muối nên cần bù đắp kịp thời. Vì vậy, người mẹ nên ăn uống bình thuờng, trừ trường hợp bị phù do nhiễm độc thai nghén. Bạn chỉ lưu ý tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị hoặc quá cay.
- Sản phụ không nên tự ý sử dụng thuốc, kể cả thuốc bổ, trong thời gian cho con bú.
Theo GS.TS Nguyễn Lân Dũng – Báo Nông nghiệp Việt Nam
AloBacsi.vn
- nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.
AloBacsi.vn
giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Bạn đọc có thể ghi
kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình