Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Khàn tiếng do hạt xơ dây thanh, có nên phẫu thuật không?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Em là giáo viên dạy tiểu học. Lâu nay em hay bị khàn tiếng, lâu lâu mất tiếng. Em có đến bệnh viện khám thì họ bảo bị xơ thanh quản, cần mổ thì tiếng mới phục hồi. Nhưng sau 2 tháng em nghe cũng hơi đau cổ. Đi khám lại ở bệnh viện khác, họ cũng nội soi và nói hạt bên phải lớn hơn trái. Nhưng em hỏi có mổ không thì bác sĩ bảo không cần. Vậy cho em hỏi rốt cuộc em có nên mổ hạt xơ thanh quản hay không? Em xin cảm ơn.
Trả lời
Thật ra không có gì mâu thuẫn hay mập mờ trong chỉ định phẫu thuật của 2 bác sĩ từ 2 bệnh viện khác nhau cả. Đầu tiên, về mặt chẩn đoán là thống nhất trước sau như 1, em bị hạt xơ thanh quản gây khàn tiếng, hạt xơ thanh quản cả 2 bên, hạt bên phải lớn hơn bên trái. Hạt xơ dây thanh là u nhỏ bằng hạt gạo mọc ở bờ tự do dây thanh vị trí ở 1/3 trước và 1/3 giữa, có thể ở 1 bên hay 2 bên của dây thanh. Triệu chứng chủ yếu là khàn tiếng và nói mất hơi, nhưng không gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Hạt xơ dây thanh không gây đau họng, viêm họng gây đau họng tái đi tái lại mới là yếu tố thuận lợi để tạo nên hạt xơ dây thanh.
Điều trị tốt nhất là phẫu thuật, với phương pháp thường dùng là soi thanh quản treo lấy bỏ hạt xơ dây thanh bằng kìm vi phẫu hoặc bằng laser. Tuy nhiên, thứ nhất là bệnh dễ tái phát nếu như công việc em phải thường xuyên nói nhiều, tiếp xúc bụi phấn; thứ hai, khả năng phẫu thuật còn phụ thuộc vào khả năng từng bệnh viện nữa (bệnh viện mổ nhiều thì mổ quen). Do đó, có bác sĩ thì khuyên em nên mổ, nhưng có bác sĩ nhắm thấy khả năng em bị tái phát cao như đã trình bày ở trên nên mới kết luận rằng hiện chưa mổ cũng được, chứ không phải không cần mổ luôn đâu.
Như vậy, mổ sẽ tốt hơn cho em nhưng nếu em không giữ gìn được "cổ họng" của mình thì mổ sẽ không giúp được nhiều. Với bệnh này, người bệnh cần hạn chế nói lớn, nói nhiều, sử dụng dụng cụ khuyếch đại âm thanh, nếu có nội khoa kèm theo như trào ngược dạ, viêm mũi xoang... thì cần phải điều trị dứt điểm.
Thân mến.
Những người thường xuyên phải nói nhiều, nói lớn, nói liên tục như giáo viên, ca sĩ, diễn giả, người bán hàng, cổ động viên,... rất dễ bị tổn thương dây thanh, khiến niêm mạc sung huyết, phù nề. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới viêm thanh quản mạn tính, gây khản tiếng, mất tiếng, khó khăn trong giao tiếp, hậu quả là các tổn thương thực thể, điển hình là hạt xơ dây thanh. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình