Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Khắc phục tật nói mớ khi ngủ như thế nào?
Câu hỏi
Bác sĩ ơi, Cháu đang học đại học năm nhất. Cháu nghe bạn cùng phòng kể lại là buổi tối ngủ nửa đêm cháu hay nói mớ, còn nội dung thì bạn bảo nghe không hiểu gì. Cháu thấy rất lo lắng, có cách gì để chữa không ạ?
Trả lời
Hiện tượng nói trong giấc ngủ, dân gian thường gọi là nói mớ, là một trong các rối loạn của giấc ngủ. Người ngủ có thể nói mớ ở bất kỳ giai đoạn nào của giấc ngủ và không ý thức được hành vi cũng như ngôn từ của mình.
Lúc mới bắt đầu ngủ, nội dung nói mớ có thể hiểu được, có khi là những từ đơn độc, có khi giống như cuộc đối thoại, thường liên quan đến các sự kiện ban ngày gây ấn tượng mạnh, các mối quan hệ, tình cảm đã qua. Khi giấc ngủ càng sâu thì nói mớ thường có thể là những tiếng rên rỉ, lầm bầm, không rõ nghĩa. Càng về cuối giấc ngủ, nói mớ thường kết hợp với các cử động.
Nói mớ thường gặp nhất ở trẻ em và tự hết. Nói mớ có thể xuất hiện ở người trưởng thành, có khi mang tính chất gia đình, có khi được gây ra do các nguyên nhân như tình trạng stress, trầm cảm, sốt, thiếu ngủ, lạm dụng chất (rượu, các chất gây nghiện…).
Nói mớ có thể được xem là lành tính và không cần thiết phải điều trị. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra hầu như mỗi đêm trong thời gian dài và gây gián đoạn giấc ngủ của người bên cạnh hoặc diễn ra đồng thời với các rối loạn giấc ngủ khác như cơn động kinh, cơn hoảng loạn trong giấc ngủ, hội chứng ngưng thở trong khi ngủ và các rối loạn hành vi trong giấc ngủ thì cần phải tìm và điều chỉnh nguyên nhân chính nằm bên dưới, nếu không có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người nói mớ.
Với tình trạng của mình, em cho biết đã diễn ra khá thường xuyên và từ lâu. Như vậy, em nên ghi chú lại nhật kí giấc ngủ như giờ giấc đi ngủ, vào giấc ngủ, thức giấc; nhờ người ngủ chung bổ sung các thời điểm nói mớ, nội dung cũng như các biểu hiện khác kèm theo.
Nếu chỉ là tình trạng nói mớ đơn thuần, trước mắt em có thể tự điều chỉnh bằng cách sắp xếp lại công việc và sinh hoạt sao cho có đủ thời gian ngủ nghỉ, giảm bớt stress, tránh các thức uống có chất kích thích như rượu, cà phê, nước ngọt,… tránh ăn quá no hay làm việc trí óc căng thẳng trước khi ngủ, nên tập thể dục đều đặn, giải trí, thư giãn nhẹ nhàng vào buổi tối.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ban ngày của em như mệt mỏi, kém tập trung, hay quên, dễ cáu gắt… và những cách tự điều chỉnh trên không có hiệu quả, em nên đến khám với bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh để được chẩn đoán và điều chỉnh phù hợp.
Thân mến.
Nói mớ là một loại rối loạn giấc ngủ, người ngủ mơ thường không nhận thức được mình đang nói chuyện. Nói mơ biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào sự thay đổi sinh lý và tâm lý. Họ thường nói những câu không đầy đủ, lộn xộn, sai ngữ pháp hoặc thậm chí có khi còn lầm bầm, có người khi được hỏi sẽ nói tiếp, có người chỉ nói một câu rồi thôi... Ngủ mơ là hiện tượng sinh lý bình thường, hiện tượng này gặp ở nhiều người, có người nói ít, có người nói nhiều... Trong giấc ngủ, cơ thể bạn có thể có những biến đổi như nhịp thở nhanh lên, hoạt động của vỏ não tăng, cơ mắt cử động nhanh, giãn cơ... Khi cơ thể mệt mỏi, thần kinh căng thẳng... vỏ não không bị ức chế hoàn toàn, giấc mơ mới xuất hiện, có người khi mơ nói ra thành tiếng, gọi là mơ nói. Mơ nói, còn là một rối loạn giấc ngủ. Một người có thể nói chuyện khi đang ngủ nhưng lại không nhận thức được mình đang nói chuyện... điều này tùy thuộc vào sự thay đổi sinh lý và tâm lý. Để khắc phục, những người có tật nói mơ khi ngủ cần: |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình