Hotline 24/7
08983-08983

Làm sao để chấm dứt tình trạng mộng du và nói mớ?

Câu hỏi

Thưa BS, Từ nhỏ đến lớn em chưa bao giờ bị mộng du và nói mớ. Gần đây em hay bị mộng du và nói mớ, mà nói rất lớn. Đến khi tỉnh giấc em cảm thấy rất mệt mỏi giống như mình vừa làm việc gì rất nặng. Hiện nay em còn đi học. Em phải làm sao để hết tình trạng này ạ BS?

Trả lời

ThS.BS Bùi Diễm Khuê

ThS.BS Bùi Diễm Khuê

Giảng viên Đại học Y dược TPHCM - Đại học Y dược TPHCM

Mộng du. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Mộng du. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Tình trạng mộng du và nói mớ là một dạng rối loạn giấc ngủ, có thể do em đang có nhiều căng thẳng. Nói mớ thường không nghiêm trọng, nhưng mộng du có thể gây nguy hiểm khi em đi lại trong giấc mơ, có nguy cơ té ngã hoặc làm mình bị thương do va chạm, cầm những vật sắc nhọn,...

Thông thường, người bị mộng du không nhớ được những gì mình hành động trong lúc ngủ. Tình trạng mộng du có thể chỉ xảy ra vài lần rồi tự hết, nhưng nếu kéo dài sé ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của em.

Em có thể đến BV Đại học Y Dược cơ sở 1 (215 Hồng Bàng, Q.5), xin khám Rối loạn giấc ngủ, em nhé. Ngoài ra, em có thể cần khám thêm về Tâm lý nếu căng thẳng là nguyên nhân của tình trạng này.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Mộng du là tình trạng rối loạn làm người bệnh đứng dậy và đi lại khi họ vẫn đang ngủ. Bệnh thường xảy ra khi một người ở giữa giai đoạn ngủ say và giai đoạn chuẩn bị thức giấc. Người bị mộng du không thể phản ứng lại các sự kiện và không thể nhớ được chúng. Trong một số trường hợp, người mộng du thường nói những điều vô nghĩa.

Trẻ nhỏ bị mộng du là điều bình thường và không cần đến điều trị y tế, bố mẹ chỉ cần để mắt đến trẻ là đủ. Người trưởng thành nếu bị mộng du sẽ có nguy cơ cao bị chấn thương hơn. Trong trường hợp này, bạn hãy tìm đến những lời khuyên từ chuyên gia.

Những phương pháp điều trị bệnh mộng du bao gồm:

- Điều trị các nguyên nhân sâu xa, nếu mộng du liên quan tới chứng mất ngủ, các rối loạn giấc ngủ khác, tình trạng sức khỏe hoặc rối loạn sức khỏe tâm thần;
- Thay đổi loại thuốc nếu nguyên nhân gây mộng du là do thuốc;
- Đánh thức trước kì hạn bằng cahcs đánh thức người bệnh khoảng 15 phút trước khi người đó mộng du và để họ tỉnh táo trong khoảng năm phút trước khi ngủ tiếp;
- Dùng thuốc, chẳng hạn như benzodiazepin hoặc một số thuốc chống trầm cảm nhất định, nếu mộng du dẫn đến thương tích, gây rối cho các thành viên trong gia đình, gây xấu hổ hay gián đoạn giấc ngủ;
- Học cách tự thôi miên.

Không có cách nào có thể ngăn chặn hoàn toàn mộng du. Tuy nhiên, bạn có thể tiến hành một số bước để giảm đến mức tối thiểu khả năng mộng du, bao gồm:

- Ngủ đủ giấc;
- Hạn chế căng thẳng bằng các bài tập thư giãn;
- Tránh các kích thích trước khi ngủ (thính giác hoặc thị giác).

Ngoài ra, một số mẹo giúp bạn tránh bị thương trong khi mộng du:

- Ngủ trong môi trường an toàn, thoải mái và không có những vật nhọn gây nguy hiểm;
- Ngủ trong phòng ngủ, nếu có thể ngủ trên sàn nhà;
- Khóa cửa chính và cửa sổ;
- Che rèm với cửa kính;
- Đặt đồng hồ báo thức hoặc chuông ở cửa phòng ngủ.

Bạn hãy cố giữ tinh thần tích cực. Bạn nên nhớ rằng mộng du không phải là tình trạng nghiêm trọng và thường tự khỏi.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X