Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Huyết áp lúc ngủ dậy là 137/67 ở người lớn tuổi có ổn không?
Câu hỏi
Tôi năm nay 72 tuổi, huyết áp đo lúc vừa ngủ dậy là 137/67 HA như vậy có ổn không ạ?
Trả lời
Huyết áp gồm 2 trị số, trị số lớn nhất gọi là huyết áp tâm thu, bình thường < 140 và > 90 mmHg; trị số thấp nhất gọi là huyết áp tâm trương, bình thường < 90 và > 60 mmHg.
Huyết áp có thể tăng khi căng thẳng, do lo lắng, do hội chứng áo choàng trắng (vào bệnh viện, khi gặp bác sĩ thì huyết áp cao), bệnh lý viêm nhiễm, do cafe, khi khó thở... nhìn chung là các stress đối với cơ thể.
Huyết áp được đo khi người bệnh nằm nghỉ 3-5 phút, nếu ở phòng khám mà huyết áp tâm thu có 2 lần trên 140 mmHg và / hoặc huyết áp tâm trương trên 90 mmHg là có THA. Còn nếu ở nhà, cũng đo tương tự như vậy, nếu có 2 lần trên 135/85 là có THA.
Người 72 tuổi với mức huyết áp đo tại nhà lúc vừa ngủ dậy với chỉ số huyết áp tâm thu 137 mmHg là cần cân nhắc chẩn đoán tăng huyết áp, chứ không chờ huyết áp tâm thu đến 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương đến 90 mmHg mới theo dõi chẩn đoán tăng huyết áp. Việc chẩn đoán tăng huyết áp cần được đặt ra trong trường hợp của bác, bác nên theo dõi huyết áp của mình vào các thời điểm khác trong ngày, ghi lại, và khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch để tầm soát tăng huyết áp cho bác, bác nhé.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Tăng huyết áp
(hay cao huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động
lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho
tim( tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim
mạch nghiêm trọng như: tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch
vành,, nhồi máu cơ tim,... - Tăng huyết áp vô căn (hay nguyên phát, bệnh tăng huyết áp): không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp; - Tăng huyết áp thứ phát(Tăng huyết áp là triệu chứng của một só bệnh khác): liên quan đến một số bệnh trên thận, động mạch, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết; - Tăng tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi chỉ có huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương bình thường; -
Tăng huyết áp khi mang thai: Bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản
giật: Cảnh báo một số nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai. Theo hướng dẫn mới cập nhật của ESC năm 2018, tùy vào mức độ nghiêm trọng, tăng huyết áp được phân loại như sau: - Huyết áp bình thường: từ 120/80 mmHg trở lên; - Huyết áp bình thường cao: từ 130/85 mmHg trở lên; - Tăng huyết áp độ 1: từ 140/90 mmHg trở lên; - Tăng huyết áp độ 2: từ 160/100 mmHg trở lên; - Tăng huyết áp độ 3: từ 180/110 mmHg trở lên; - Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, trong khi huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg - Tiền tăng huyết áp khi: Huyết áp tâm thu > 120-139mmHg và huyết áp tâm trương > 80-89mmHg Đa phần các triệu chứng của tăng huyết áp đều khá mờ nhạt. Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều không thể nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào, mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng. Một số ít bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể biểu hiện một số triệu chứng thoáng qua như đau đầu, khó thở, hoặc hiếm hơn là chảy máu cam. Những yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, bao gồm: - Lối sống tĩnh tại, lười vận động; - Ăn uống không lành mạnh; - Ăn quá nhiều muối; - Sử dụng lạm dụng rượu, bia; - Hút thuốc lá; - Căng thẳng thường xuyên. Điều trị tăng huyết áp trong trường hợp khẩn cấp: Một
số trường hợp cao huyết áp cấp cứu cần phải được chữa trị ngay lập tức
tại phòng cấp cứu hoặc phòng chăm sóc đặc biệt, vì lúc này nguy cơ bệnh
nhân tử vong là khá cao. Bệnh nhân có thể được thở oxy và dùng thuốc hạ
huyết áp khẩn cấp để nhanh chóng cải thiện tình hình. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình