Hotline 24/7
08983-08983

Hồi hộp, khó thở, buồn ngủ, chán nản, triệu chứng bệnh gì?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Tổi 35 tuổi, bị bệnh rối loạn giấc ngủ nhưng đã khỏi. Không hiểu sao bây giờ tôi hay bị hồi hộp và khó thở, thường buồn ngủ và hay buồn, chán nản. Bác sĩ cho hỏi là tôi bị bệnh gì? Xin cám ơn.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Triệu chứng hồi hộp, khó thở. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Triệu chứng hồi hộp, khó thở. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Các triệu chứng hồi hộp, khó thở, buồn ngủ có thể gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ bệnh lý tim mạch, hô hấp đến nội tiết và cũng có thể do nguyên nhân tâm lý - tâm thần. Bạn có tiền căn rối loạn giấc ngủ là 1 trong các bệnh lý thuộc nhóm bệnh lý tâm lý - tâm thần, hơn nữa, hiện bên cạnh triệu chứng hồi hộp, khó thở, buồn ngủ thì bạn còn có triệu chứng hay buồn và chán nản, vì thế có khả năng bạn đang gặp phải vấn đề tâm lý tâm thần một lần nữa.

Tuy nhiên, tôi không phải là bác sĩ chuyên khoa Tâm thần, do đó bạn vẫn cần phải khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần để xác định rõ loại bệnh và điều trị thích hợp.

Để chẩn đoán một người có bệnh tâm thần phân liệt mức độ ra sao, có kèm bệnh gì hay không, cần điều trị thuốc gì thì bác sĩ và bệnh nhân phải ngồi lại với nhau. Bởi vì các bệnh lý tâm thần sẽ có một số triệu chứng chồng lấp với nhau, bác sĩ phải dành thời gian khai nhác bệnh sử kỹ càng, đào sâu vào từng triệu chứng mới kết luận được là người bệnh thuộc nhóm bệnh nào, đồng thời cũng phải loại trừ những bệnh lý tổn thương cơ quan khác gây ra rối loạn tâm thần (như rối loạn nội tiết, bệnh lý ở não…). Thông tin trên mạng chỉ mang tính tham khảo, chung chung, bác sĩ được đào tạo chuyên môn mới có khả năng chẩn đoán đúng bệnh và mức độ của bệnh. Điều trị thuốc và tâm lý trị liệu sẽ giúp được cho bạn.

Tôi cũng muốn chia sẻ chút ít với bạn về 2 chữ “tâm thần” để bạn bớt “rối”. Bệnh tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như rối loạn giấc ngủ, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm...chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”, đây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân - chưa có đủ nhận thức về bệnh lý tâm thần trong xã hội hiện nay - dẫn đến sự xa lánh, cay nghiệt dành cho người bệnh, và từ đó người bệnh bị hoảng sợ, chán ghét chính bản thân mình khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Bản thân mình là quan trọng nhất nên bạn hãy mạnh dạn điều trị để chữa khỏi cho mình và mang lại 1 cuộc sống tốt hơn, cho mình, bạn nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Tâm thần phân liệt là bệnh tâm thần mãn tính nghiêm trọng gây nhiễu loạn suy nghĩ. Tư duy người bệnh trở nên lộn xộn và tách khỏi thực tại. Tốc độ tư duy trở nên nhanh hoặc chậm lại, thậm chí dừng hẳn khiến tốc độ nói cũng nhanh, chậm hoặc ngập ngừng theo. Bệnh này cũng làm người bệnh mất khả năng suy nghĩ, ghi nhớ hoặc hiểu một vấn đề nào đó.

Bệnh nhân tâm thần phân liệt có nhiều hành vi kỳ lạ do nghe thấy các giọng nói trong đầu và thấy những thứ không có thật; bị ảo tưởng, cảnh giác quá mức (hoang tưởng ảo giác), nóng nảy và bạo lực.

Tâm thần phân liệt là một bệnh mãn tính, cần phải điều trị suốt đời.

Khi các bác sĩ nghi ngờ một người có tâm thần phân liệt, họ thường xem xét bệnh sử, khám lâm sàng và tiến hành các xét nghiệm bao gồm:

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) và một số xét nghiệm máu khác có thể giúp loại trừ các tình trạng khác gây ra triệu chứng tương tự, cũng như kiểm tra nồng độ rượu và ma túy. Các bác sĩ cũng có thể yêu cầu xát nghiệm hình ảnh, ví dụ như chụp MRI hoặc CT scan.

Đánh giá tâm lý: bác sĩ tâm thần có thể kiểm tra tình trạng tâm thần của bệnh nhân bằng cách quan sát ngoại hình, phong thái và hỏi về những suy nghĩ, tâm trạng, hoang tưởng, ảo giác, lạm dụng chất gây nghiện cũng khả năng bạo lực hoặc tự tử.

Bệnh tâm thần phân liệt không thể chữa khỏi nhưng rất nhiều triệu chứng có thể được điều trị bằng thuốc và liệu pháp nhận thức hành vi.

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:

- Dùng thuốc hàng ngày theo chỉ định;
- Tham dự các chương trình hoặc tham các hoạt động được bác sĩ khuyên. Xem xét việc gia nhập một nhóm hỗ trợ tình nguyện;
- Tránh dùng rượu bia do chúng có thể gây cản trở tác dụng của thuốc;
- Không nên để người thân bị bệnh bị căng thẳng. Căng thẳng, thiếu ngủ, ăn uống không đầy đủ và dùng caffeine sẽ làm các hành vi tâm thần tái phát;
- Gọi bác sĩ nếu bạn hoặc thấy người thân của bạn nghe thấy các giọng nói, cảm thấy hoang tưởng hoặc có các suy nghĩ kỳ quặc khác;
- Gọi bác sĩ nếu ngủ ít hơn, buồn phiền hoặc xuất hiện ý định tự tử;
- Không dùng bất kỳ thuốc kích thích nào;
- Không dùng thuốc, bao gồm thuốc không kê toa, mà không kiểm tra trước với bác sĩ.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X