Hotline 24/7
08983-08983

Giảm liều thuốc điều trị tâm thần phân liệt từ từ có xuất hiện hiện tượng triệu chứng bộ não tăng hoạt?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Cháu năm nay đã uống thuốc trị tâm thần phân liệt được 1 năm, nhưng trong những ngày đầu uống thuốc. Trong thời gian khoảng gần 1 tháng cháu bỏ thuốc (thuốc Zapnex 10 mg) tới 3 lần liên tục, mỗi lần cách nhau khoảng 1 tuần. Sau đó bộ lão cháu cứ liên tục hoạt động, nhưng không phải suy nghĩ nhiều mà nó liên tục nhận ra điều gì đó (ý cháu là rất nhiều điều, cứ sau vài suy nghĩ bộ não cháu lại đưa ra kết luận gì đó). Sau khi cháu uống thuốc thì hiện tượng này mất đi nhưng dừng 2 ngày thì bị lại. Cháu muốn hỏi là đã có ai mắc phải trường hợp như cháu chưa? Nếu sau này cháu giảm liều từ từ thì hiện tượng đó có xuất hiện nữa không? Cháu rất sợ phải dừng thuốc suốt đời nên mong bác sĩ trả lời cháu sớm để an tâm. Cháu xin cảm ơn bác sĩ!

Trả lời
Uống thuốc điều trị tâm thần phân liệt. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Uống thuốc điều trị tâm thần phân liệt. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Điều trị bệnh tâm thần phân liệt gồm 2 phần chính, thứ nhất là tâm lý, thứ hai là thuốc. Đa số bệnh tâm thần đều cần điều trị trong thời gian dài, nhưng không phải bệnh tâm thần là sẽ cần uống thuốc điều trị suốt đời không được ngưng. Việc dùng thuốc tùy vào độ nặng của bệnh.

Bác sĩ có phác đồ theo dõi và điều trị cho em, rõ ràng là thuốc rất có hiệu quả với em, giúp cho bộ não của em hoạt động bình thường chứ không bị tăng hoạt quá mức. Nhưng tâm lý em nóng vội nên em tự ý ngưng thuốc thử, và "sau khi cháu uống thuốc thì hiện tượng này mất đi nhưng dừng 2 ngày thì bị lại". Em làm vậy thì bệnh của em sẽ khó trị lắm, đừng tự ý ngưng thuốc, giảm thuốc nữa, nên tái khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ đang điều trị cho em, bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của em. Em đừng bị “dị ứng” hay quá sợ hãi với từ “tâm thần”.

Bệnh về tâm thần hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như trầm cảm, loạn thần cấp do sốc, tâm thần phân liệt... chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”, đây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân - chưa có đủ nhận thức về bệnh lý tâm thần trong xã hội hiện nay - dẫn đến sự xa lánh, cay nghiệt dành cho người bệnh, và từ đó người bệnh bị hoảng sợ, chán ghét chính bản thân mình khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Tâm thần phân liệt là bệnh tâm thần mãn tính nghiêm trọng gây nhiễu loạn suy nghĩ. Tư duy người bệnh trở nên lộn xộn và tách khỏi thực tại. Tốc độ tư duy trở nên nhanh hoặc chậm lại, thậm chí dừng hẳn khiến tốc độ nói cũng nhanh, chậm hoặc ngập ngừng theo. Bệnh này cũng làm người bệnh mất khả năng suy nghĩ, ghi nhớ hoặc hiểu một vấn đề nào đó.

Bệnh nhân tâm thần phân liệt có nhiều hành vi kỳ lạ do nghe thấy các giọng nói trong đầu và thấy những thứ không có thật; bị ảo tưởng, cảnh giác quá mức (hoang tưởng ảo giác), nóng nảy và bạo lực.

Tâm thần phân liệt là một bệnh mãn tính, cần phải điều trị suốt đời.

Khi các bác sĩ nghi ngờ một người có tâm thần phân liệt, họ thường xem xét bệnh sử, khám lâm sàng và tiến hành các xét nghiệm bao gồm:

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) và một số xét nghiệm máu khác có thể giúp loại trừ các tình trạng khác gây ra triệu chứng tương tự, cũng như kiểm tra nồng độ rượu và ma túy. Các bác sĩ cũng có thể yêu cầu xát nghiệm hình ảnh, ví dụ như chụp MRI hoặc CT scan.

Đánh giá tâm lý: bác sĩ tâm thần có thể kiểm tra tình trạng tâm thần của bệnh nhân bằng cách quan sát ngoại hình, phong thái và hỏi về những suy nghĩ, tâm trạng, hoang tưởng, ảo giác, lạm dụng chất gây nghiện cũng khả năng bạo lực hoặc tự tử.

Bệnh tâm thần phân liệt không thể chữa khỏi nhưng rất nhiều triệu chứng có thể được điều trị bằng thuốc và liệu pháp nhận thức hành vi.

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:

- Dùng thuốc hàng ngày theo chỉ định;
- Tham dự các chương trình hoặc tham các hoạt động được bác sĩ khuyên. Xem xét việc gia nhập một nhóm hỗ trợ tình nguyện;
- Tránh dùng rượu bia do chúng có thể gây cản trở tác dụng của thuốc;
- Không nên để người thân bị bệnh bị căng thẳng. Căng thẳng, thiếu ngủ, ăn uống không đầy đủ và dùng caffeine sẽ làm các hành vi tâm thần tái phát;
- Gọi bác sĩ nếu bạn hoặc thấy người thân của bạn nghe thấy các giọng nói, cảm thấy hoang tưởng hoặc có các suy nghĩ kỳ quặc khác;
- Gọi bác sĩ nếu ngủ ít hơn, buồn phiền hoặc xuất hiện ý định tự tử;
- Không dùng bất kỳ thuốc kích thích nào;
- Không dùng thuốc, bao gồm thuốc không kê toa, mà không kiểm tra trước với bác sĩ.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X