Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Hội chứng Tennis ElBow có chữa dứt điểm được không?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Tôi chơi tennis được 3 năm, nhưng gần đây tôi bị hội chứng Tennis ElBow, đi khám và chữa ở ITO mấy lần, cũng đã chích thuốc corticoid vào chỗ đau. Trong thời gian đó tôi cũng đã nghỉ chơi, hết đau thì đánh lại và bị tiếp. Vậy cho tôi hỏi hội chứng này có chữa dứt điểm được không? Có cần phẫu thuật gì không? Nơi nào chữa dứt điểm bệnh này? Cảm ơn bác sĩ nhiều.
Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,
Hội chứng đau khuỷu tay tennis-elbow (hay còn gọi viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay) là tình trạng viêm hoặc rách khối gân cơ duỗi tại vị trí bám của gân cơ vào mỏm lồi cầu ngoài xương cánh tay, thường gặp ở những người hay chơi một số môn thể thao như tennis, golf, bowling, cầu lông, chèo thuyền,… Có nhiều nguyên nhân gây nên hội chứng này như: khởi động không kỹ trước khi luyện tập, kích thước tay cầm của cây vợt quá to hoặc quá nhỏ, kỹ thuật chưa đúng khi chơi tennis, lưới vợt quá căng hay banh quá nặng do ướt nước...
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn không cần thay đổi nơi điều trị, vì rõ ràng là điều trị đợt trước là hết bệnh rồi, nhưng do bạn chơi lại nên mới đau tiếp. Bệnh này không thể chữa dứt điểm nếu như nguyên nhân gây bệnh lặp đi lặp lại (hết bệnh lại chơi lại đau).
Trong điều trị bệnh hạn chế tối đa "dao kéo" càng tốt, khi nào điều trị nội khoa không bớt thì bs mới phải lựa chọn phương pháp phẫu thuật, mà phẫu thuật xong bạn tiếp tục chơi tennis lại thì bệnh cũng có thể tái lại. Vậy thì cách đơn giản nhất là không chơi tennis nữa, để duy trì cân nặng lý tưởng và cải thiện sức khỏe, bạn có thể chuyển sang tập gym, chạy bộ... trong thời gian này, bạn có thể điều trị bệnh ở Bệnh viện ITO như lần trước.
Thân mến.
Hội chứng đau khuỷu tay tennis-elbow (hay còn gọi viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay) là tình trạng viêm hoặc rách khối gân cơ duỗi tại vị trí bám của gân cơ vào mỏm lồi cầu ngoài xương cánh tay, thường gặp ở những người hay chơi một số môn thể thao như tennis, golf, bowling, cầu lông, chèo thuyền,… Có nhiều nguyên nhân gây nên hội chứng này như: khởi động không kỹ trước khi luyện tập, kích thước tay cầm của cây vợt quá to hoặc quá nhỏ, kỹ thuật chưa đúng khi chơi tennis, lưới vợt quá căng hay banh quá nặng do ướt nước...
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn không cần thay đổi nơi điều trị, vì rõ ràng là điều trị đợt trước là hết bệnh rồi, nhưng do bạn chơi lại nên mới đau tiếp. Bệnh này không thể chữa dứt điểm nếu như nguyên nhân gây bệnh lặp đi lặp lại (hết bệnh lại chơi lại đau).
Trong điều trị bệnh hạn chế tối đa "dao kéo" càng tốt, khi nào điều trị nội khoa không bớt thì bs mới phải lựa chọn phương pháp phẫu thuật, mà phẫu thuật xong bạn tiếp tục chơi tennis lại thì bệnh cũng có thể tái lại. Vậy thì cách đơn giản nhất là không chơi tennis nữa, để duy trì cân nặng lý tưởng và cải thiện sức khỏe, bạn có thể chuyển sang tập gym, chạy bộ... trong thời gian này, bạn có thể điều trị bệnh ở Bệnh viện ITO như lần trước.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Khi đau do hội chứng Tennis elbow, bạn nên: - Ngừng chơi.- Chườm lạnh tại chỗ 10-15 phút, có thể làm 4-5 lần/ngày. - Tập các bài tập kéo giãn các nhóm cơ vùng khuỷu. - Nếu đau nhiều, nên băng treo tay bất động tạm. - Có thể dùng các thuốc giảm đau, kháng viêm uống thông thường. Không nên: - Cố gắng chơi tiếp, có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn do rách gân nặng hơn, máu bầm ra nhiều hơn. - Xoa bóp với các loại dầu nóng, thuốc xoa bóp, hoặc đi nắn sửa không đúng sẽ gây viêm mạn tính tại chỗ, rất khó điều trị sau này. Nếu sau 1 tuần với các biện pháp trên mà vẫn còn đau, hoặc tái đi tái lại nên đến khám bác sĩ chuyên khoa chấn thương thể thao. Biện pháp điều trị chuyên khoa: Sau khi khám và đánh giá đúng tổn thương, sẽ được bác sĩ chuyên khoa: - Kê toa thuốc đặc trị giúp giãn cơ, tan máu bầm, và kháng viêm tại chỗ. - Chỉ định vật lý trị liệu siêu âm sóng ngắn, chạy điện hỗ trợ tại chỗ viêm. - Hướng dẫn các bài tập phục hồi và trở lại chơi thể thao tùy theo giai đoạn bệnh. - Chích thuốc kháng viêm có chứa steroid tại chỗ viêm, hoặc phải phẫu thuật hay nội soi lấy mô viêm trong gân trong trường hợp nặng, hoặc tái phát nhiều lần mà các biện pháp trên không hiệu quả sau 3 tháng điều trị. - Nội soi khớp khuỷu là một kỹ thuật tiên tiến, phổ biến trên thế giới trong điều trị các bệnh lý và chấn thương vùng khuỷu. Để chơi lại bạn cần có quá trình tập phục hồi độ dẻo, độ bền, và sức mạnh của nhóm cơ duỗi và ngửa cổ tay, bàn tay. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình