Hotline 24/7
08983-08983

Hay tưởng tượng và nói chuyện một mình, em có mắc tâm thần phân liệt?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, em đang học lớp 12 (18 tuổi, là nữ). Cuộc sống em khá áp lực và em nhận thức được nó từ cấp 2. Từ những nhiều năm trước em hay có các thói quen suy nghĩ nhiều, rồi dần thành tưởng tượng các tình huống rồi tượng tượng mình nói chuyện với người nào đó cụ thể rồi tự nói chuyện một mình. Càng ngày tình trạng này diễn ra càng thường xuyên và mỗi khi em ở một mình hay ở nơi yên tĩnh không ai để ý đến là em liền tưởng tượng và tự nói chuyện, miệng lẩm bẩm, nhiều khi tay chân còn làm động tác như tình huống mình đang tưởng tượng. Nhiều khi em còn tưởng tượng ra các chuyện đau buồn rồi ngồi khóc một mình. Em học khá giỏi và chịu áp lực từ việc học rất nhiều. Ba em bị bệnh tâm thần phân liệt nên em rất sợ em cũng giống vậy. Từ nhỏ em sống trong cảnh thấy ba đánh đập mẹ và la mắng mình. Em mong nhận được câu trả lời của bác sĩ về tình trạng của em. Em xin cảm ơn.

Trả lời

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Bệnh liên quan đến tâm thần kinh rất phổ biến, có biểu hiện rất đa dạng, ở nhiều mức độ khác nhau, như rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu ám ảnh sợ, trầm cảm, rối loạn cảm xúc... Tâm thần phân liệt là dạng bệnh tâm thần nặng.

Bệnh có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau nhưng đều có chung đặc điểm là ảnh hưởng đến các hoạt động tinh thần và về lâu dài có thể làm thay đổi nhân cách của bệnh nhân. Bệnh nhân thường có triệu chứng hoang tưởng, xuất hiện ảo thanh, rối loạn khả năng suy nghĩ…

Hoang tưởng trong tâm thần phân liệt là những ý tưởng sai lầm, không phù hợp với thực tế, do bệnh tâm thần gây ra nhưng bệnh nhân cho là hoàn toàn đúng, không thể giải thích hay phê phán được (hoang tưởng bị hại, bị chi phối…), thông thường nhiều bệnh nhân tâm thần phân liệt không nghĩ rằng mình bị bệnh, do đó họ có thể sẽ từ chối việc đi đến bác sĩ để chữa bệnh.

Những vấn đề em gặp phải chỉ mới dừng lại ở rối loạn cảm xúc và có thể kèm theo rối loạn lo âu hoặc trầm cảm, liên quan đến áp lực từ học tập và cuộc sống, chưa phải là dấu hiệu của tâm thần phân liệt, do đó em đừng quá lo lắng.

Ở tuổi của em, cơ thể đang trên đà phát triển kèm với những thay đổi về tâm sinh lý nên dễ dẫn đến nhiều bất ổn. Em nên chia sẻ, tâm sự nhiều hơn với gia đình, người thân, cần biết cách cân bằng giữa học tập và giải trí, tham gia các hoạt động thể thao, ngoại khoá, đọc sách thư giãn, giữ gìn sức khoẻ… Bác sĩ tin là với những trải nghiệm khó khăn trước đây sẽ giúp em mạnh mẽ hơn và vượt qua được thử thách của giai đoạn này để trưởng thành em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Nguyên nhân và triệu chứng của rối loạn lo âu?

>>Đau ngực, rối loạn lo âu là bị bệnh gì?

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X