Hotline 24/7
08983-08983

Gãy xương sườn sau số 5-6-8, có nên nẹp cố định?

Câu hỏi

Xin hỏi BS, Tôi bị ngã gãy xương sườn sau số 5-6-8 chệch lên 1 nửa giữa 2 đầu các xương bị gãy vào ngày 6/9/2018. Vậy có phải nẹp cố định không? Hiện tại chỉ uống thuốc theo toa của BS không can thiệp gì khác. Chụp 2 lần phim phổi bình thường không bị tổn thương. Hiện tại tôi đang dùng thuốc gồm: Calcium D, Décontractyl, Daeshin Protase và 1 loại thuốc giảm đau.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Gãy xương sườn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Gãy xương sườn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Gãy nhiều xương sườn dẫn đến nguy cơ tổn thương các tạng nằm bên trong khu vực xương xườn bao phủ bao gồm tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi, dập phổi, thủng cơ hoành, lách, gan… May mắn là bạn không bị các biến chứng này (chụp 2 lần phim phổi bình thường không bị tổn thương).

Điều trị gãy xương sườn chủ yếu là sử dụng các thuốc giảm đau, hỗ trợ dinh dưỡng để chỗ gãy mau lành. Hiện nay việc sử dụng nẹp hoặc băng cố định không còn được khuyến khích trong gãy xương sườn.

Bạn uống thuốc theo toa và tái khám theo hẹn của BS nhé. Trong thời gian này chú cần chú ý hạn chế cử động phần trên cơ thể, nhất là các động tác xoay vặn, gập người vì rất dễ gây di lệch thêm.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Gãy xương sườn là một chấn thương thường xảy ra khi một trong số những xương ở khung sườn bị vỡ hoặc nứt. Nguyên nhân phổ biến nhất là do chấn thương ngực chẳng hạn như bị ngã, tai nạn xe cộ hoặc va chạm lúc chơi thể thao.

Trong nhiều trường hợp, xương sườn chỉ bị rạn nứt, dù vẫn đau nhưng không gây nguy hiểm như khi bị gãy. Cạnh lởm chởm của xương gãy có thể làm tổn thương các mạch máu lớn hoặc các cơ quan nội tạng như phổi.

Trong hầu hết các trường hợp, gãy xương sườn thường tự lành trong một hoặc hai tháng. Bạn có thể tiếp tục hít thở sâu và tránh các biến chứng phổi như viêm phổi nếu biết cách kiểm soát cơn đau.

Xương sườn bị gãy thường tự lành trong vòng sáu tuần. Bạn hãy hạn chế hoạt động và chườm lạnh nơi tổn thương thường xuyên để mau lành và giảm đau. Ngoài ra, các phương pháp điều trị bao gồm:

- Thuốc. Bạn phải uống thuốc giảm đau đầy đủ. Nếu bạn cảm thấy đau khi hít thở sâu thì có nguy cơ đã mắc bệnh viêm phổi. Nếu thuốc uống không đủ, bác sĩ có thể đề nghị tiêm thuốc gây tê kéo dài xung quanh các dây thần kinh có vai trò cung cấp dưỡng chất cho xương sườn;
- Điều trị. Khi cơn đau của bạn được kiểm soát, bác sĩ có thể hướng dẫn tập thở để giúp bạn thở sâu hơn vì thở nông có thể đặt bạn vào nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.

Cách phòng tránh gãy xương sườn:

- Chườm đá lên vùng bị thương;
- Nghỉ ngơi nhiều hơn;
- Dùng thuốc giảm đau như aspirin hoặc ibuprofen. Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc giảm đau mạnh hơn nếu thuốc không kê toa kém hiệu quả;
- Trong khi lành bệnh, bạn phải ho hoặc hít thở sâu ít nhất một lần một giờ, điều này có thể giúp ngăn ngừa viêm phổi hay xẹp mô phổi;
- Nếu bạn đã bị gãy xương sườn và không bị thương ở cổ hay lưng thì nên nằm nghiêng về bên bị thương, điều này cho phép hít thở sâu hơn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X