Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Gan nhiễm mỡ loại 1 có diễn tiến thành đái tháo đường type 1?
Câu hỏi
Thưa BS, Em đi xét nghiệm đường huyết 3 lần, mỗi lần giảm 1 ít, đến lần thứ 3 mới đạt mức bình thường dù đã hạn chế rất nhiều thực phẩm đồ uống có đường. Em bị gan nhiễm mỡ loại 1, như vậy liệu có liên quan đến đường huyết và em có bị tiểu đường type 1 không ạ? Cảm ơn BS.
Trả lời
Kiểm tra đường huyết. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Mẫu máu để thử đường huyết tầm soát đái tháo đường cần lấy vào lúc đói buổi sáng sớm, sau nhịn ăn ít nhất 8 tiếng, và không uống bất kì loại thức uống nào khác ngoài nước lọc. BS cần biết mức đường huyết chính xác đo được 3 lần là bao nhiêu thì mới có thể tư vấn là đường huyết của em có cao hay không, có cần thiết phải điều chỉnh bằng thuốc hay không.
Bệnh nhân đái tháo đường type 1 thường do thiếu insulin nên sẽ biểu hiện tình trạng nhiễm toan ceton khi không được điều trị kịp thời, nếu chỉ ăn uống tiết chế cũng không thể ngăn ngừa được diễn tiến bệnh.
Nếu được, em vui lòng cung cấp ảnh chụp các chỉ số xét nghiệm máu và siêu âm bụng để BS tư vấn cụ thể hơn cho em nhé!
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là tình trạng đường trong máu quá cao. Bệnh tiểu đường type 1 là một tình trạng mãn tính. Ở bệnh tiểu đường tuýp 1, tuyến tụy của bạn không sản xuất đủ lượng insulin, một hormone rất quan trọng giúp cho glucose (đường) có thể đi vào và nạp năng lượng cho các tế bào. Nếu không có insulin, quá nhiều glucose sẽ tích tụ trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở tim, mắt, thận, thần kinh, nướu và răng của bạn. Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây: - Theo chế độ ăn uống đặc biệt và ăn nhẹ tại cùng một thời điểm vào mỗi ngày; - Tập thể dục và ngủ đầy đủ; - Kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên. Hãy gọi cho bác sĩ nếu lượng đường huyết lên quá cao; - Hãy gọi bác sĩ nếu bạn bị sốt, buồn nôn, nôn mửa hoặc không thể giữ lại chất đặc và chất lỏng; - Đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn bị co giật, không thể đứng dậy hoặc bất tỉnh; - Tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc sử dụng insulin. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình