Bác sĩ cấp cứu - Bệnh viện Sài Gòn ITO, Bệnh viện quận 1, TPHCM
Em bị đau dạ dày do vi khuẩn H.P, em có lây cho người nhà không?
Câu hỏi
Xin chào bác sĩ Ngày xưa mẹ em bị đau dạ dày, đi chẩn đoán là bị nhiễm HP, uống thuốc thời gian thì hết nhiễm vi khuẩn nhưng thỉnh thoảng vẫn đau lại. Mới đây em đi nội soi thì kết quả là viêm sung huyết hang vị, H.P dương tính nhưng không đau dạ dày mà chỉ bị hôi miệng, ăn uống vẫn bình thường. Em uống thuốc một đợt kháng sinh thì hết hôi miệng nhưng khi uống thuốc dạ dày bị lại nhưng đỡ hôi hơn trước. Do bận nên em ko khám lại và ngừng uống thuốc, cho tới nay mới đây đi khám lại thì vẫn dương tính. Cho em hỏi vậy vi khuẩn H.P của em có dễ diệt hay ko? Và em có thể lây cho người nhà không? Lây khi nào? Và nếu lây thì có được miễn dịch hay không, hay là phải uống thuốc như xưa? BS có cách nào giúp em không, do hơi thở nên em mất tự tin trong giao tiếp. (Một bạn đọc - thekid…@gmail.com)
Trả lời
Chào bạn,
Qua kết quả nội soi dạ dày, bạn đã bị viêm sung huyết hang vị HP (+).
Bạn không cho bác sĩ biết bạn đã dùng kháng sinh và thuốc dạ dày loại nào, có mấy loại kháng sinh, điều trị bao nhiêu ngày…? nên bác sĩ khó tư vấn cho bạn đầy đủ hơn.
Bệnh này cần được điều trị kéo dài theo đúng phác đồ và đúng thời gian thì mới khỏi và vi trùng mới được khống chế. Tuy chưa biết rõ bạn dùng thuốc bao nhiêu ngày, nhưng bạn không tái khám trở lại và tự ý ngưng thuốc thì e rằng bệnh vẫn còn và vi trùng sẽ chưa được tiêu diệt triệt để, bằng chứng bạn xét nghiệm lại vẫn dương tính.
Để điều trị bệnh này, bạn cần uống thuốc giảm tiết acid và kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ, thời gian uống thuốc kháng sinh theo phác đồ chuẩn là 10-4 ngày, sau đó tiếp tục dùng thuốc giảm tiết acid.
Để kiểm tra còn vi khuẩn HP hay không thì phải nội soi sau khi đã điều trị xong, ít nhất 4-6 tuần hoặc bạn có thể làm phương pháp TEST HƠI THỞ VỚI UREA để phát hiện vi khuẩn HP trong dạ dày mà không cần nội soi.
Bạn sẽ được cho uống urea có đánh dấu C13 hoặc C14, nếu có vi khuẩn HP thì sau đó trong hơi thở của bạn sẽ có CO2 với C13 (hoặc C14), phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao 90-98%.
Do vậy, bạn nên khám chuyên khoa tiêu hóa để được điều trị triệt để và đúng phác đồ, đúng thời gian trị liệu, không nên tự ý dùng thuốc theo toa cũ.
Do còn vi trùng nên bạn vẫn có khả năng lây cho những thành viên trong gia đình, bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa (lây nhiễm khá cao qua đường phân - miệng và miệng - miệng).
Vi trùng dễ lây từ người này sang người khác qua nước bọt từ đồ dùng cá nhân: dùng chung ly, chén bát, đũa muỗng, mẹ móm cơm cho con… vi trùng theo phân lây sang người khác qua trung gian côn trùng như ruồi, gián đậu vào thức ăn nếu thức ăn không đậy kỹ.
AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, từ ngày 15/6/2011, danh sách BS tư vấn Khám bệnh Online của AloBacsi có thêm hai chuyên gia tâm huyết. Đó là GS - BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Nguyên giám đốc BV Từ Dũ sẽ "gỡ rối" cho chị em về bệnh phụ khoa. Và, TS.BS Lê Tuyết Hoa - 20 năm công tác tại BV Chợ Rẫy - chuyên ngành Đái tháo đường - Nội tiết sẽ giải đáp mọi thắc mắc về Nội Tiết - Tiểu đường. AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn.
AloBacsi.vn |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình