Hotline 24/7
08983-08983

Điều trị viêm niêm mạc lưỡi như thế nào?

Câu hỏi

Xin chào bác sĩ, Em năm nay 28 tuổi. Hơn 2 tuần trước lưỡi em bị đau rát, em nghĩ do cơ thể nóng dẫn đến nhiệt miệng. Em đã uống Vitamin C, kẽm và uống nước và ăn đồ mát nhưng lưỡi vẫn không hết rát. Trong cuống lưỡi nổi 4 mụn đỏ và thường xuyên bị mảng bám dù em dùng nước muối để vệ sinh lưỡi. Ngày 17/10/2018 em tới phòng khám, bác sĩ cho em làm xét nghiệm máu, sau đó bác sĩ kết luận bị nhiệt miệng, cho thuốc vitamin C, E. Em không uống thuốc mà thay vào đó uống nước cam và trà atiso nhưng lưỡi vẫn rát, có lúc cảm thấy đau giác đau rát, lúc không thấy đau. Hơn 10 ngày em bị cảm, viêm họng nữa ạ. Nhờ bác sĩ xem qua hình ảnh lưỡi và tư vấn giúp em. Cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.

Trả lời
Ảnh do bạn đọc cung cấp
Ảnh do bạn đọc cung cấp

Chào em,

Qua hình ảnh cung cấp chỉ thấy viêm niêm mạc lưỡi, viêm gai lưỡi chứ không phát hiện được sang thương nào nguy hiểm. Tình trạng viêm niêm mạc lưỡi có thể kéo dài tới 2-3 tuần sau nhiễm siêu vi, nếu nghỉ ngơi, uống nhiều nước và dinh dưỡng tốt có thể hồi phục dần mà không cần dùng thuốc.

Em nên tái khám để bác sĩ Răng Hàm Mặt đánh giá lại và tìm thêm nguyên nhân gây viêm dai dẳng em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Niêm mạc miệng là lớp bao phủ khoang miệng và lưỡi.

Tổn thương ở niêm mạc miệng, đôi khi ở lưỡi, có rất nhiều nguyên nhân như: răng sâu, viêm quanh răng, viêm tủy răng; do những sang chấn từ bên ngoài; do nhiễm vi khuẩn, nhiễm siêu vi; nhiễm nấm; do dị ứng thuốc; do bệnh lý tự miễn; ung thư biểu mô...

Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống; có thể là những áp xe ở dưới lưỡi, dưới niêm mạc; nhẹ hơn là những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng, khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm. Đặc biệt, các vết loét cấp ở niêm mạc miệng-lưỡi thường tái phát, gây đau đớn và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Điều trị viêm loét miệng lưỡi chủ yếu là giảm đau vì đau là triệu chứng khó chịu nhất. Đa số các trường hợp không cần điều trị mà bệnh sẽ tự khỏi sau 7 - 14 ngày.

Những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể sử dụng các thuốc điều trị.

Có thể áp dụng những cách tự chăm sóc khi bị viêm loét miệng lưỡi như: ngưng uống rượu bia, bỏ hút thuốc lá. Không nên ăn thức ăn cay, mặn, chua, chát, nóng. Khi bị đau nhiều, có thể dùng ống hút để uống nước, nhưng không uống nước nóng. Chỉ chải răng ở những chỗ không đau, không chải răng ở những chỗ đau do viêm loét, tránh gây chấn thương thêm cho niêm mạc miệng lưỡi do chải răng.

Đi khám bệnh khi có các biểu hiện sau: vết loét phát triển nhiều, lớn hơn một cách bất thường so với các triệu chứng đã nêu ở trên; vết loét kéo dài trên 3 tuần; không giảm đau mặc dù đã dùng các thuốc giảm đau; sốt cao hoặc sốt vừa nhưng kéo dài nhiều ngày.

Nên ăn uống đủ chất, nhất là các loại thức ăn chứa nhiều các vitamin C, PP, B6, B12 như: rau xanh các loại, hoa quả chín, cam, chanh, bưởi, thịt, cá, trứng, sữa... để phòng viêm loét miệng do thiếu vitamin loại này.



Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X