Hotline 24/7
08983-08983

Điều trị trầm cảm kéo dài, liệu pháp nào hiệu quả?

Câu hỏi

Mẹ con bị trầm cảm cách đây 5 năm. Hiện tại mẹ con có biểu hiện lo lắng rất nhiều, nói ít, ăn không được, không thích nói chuyện và gặp gỡ, ngủ không ngon, ngồi và nhìn 1 điểm, hỏi thích ăn gì muốn ăn gì đều không biết, không ngon, luôn trong tình trạng mệt mỏi, lo âu, đặt ra những câu hỏi thắc mắc rất nhiều.

Trước đó con có đưa đi khám ở khoa tâm thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược nhưng uống thuốc vào tối mẹ ngủ được nhưng trong người cứ rần rần ngủ không yên giấc. Con quan sát mẹ lúc ngủ có hiện tương hơi co giật bàn chân và bàn tay nhẹ, mẹ nói là trong người cứ bồn chồn không yên.

Con đã cho mẹ đi khám tổng quát về tim mạch và bao tử nhiều lần nhưng không bị gì, hiện con nghĩ mẹ đang cần điều trị về tâm lý. Bác sĩ cho con hỏi có phải mẹ con bị trầm cảm, stress cần điều trị tâm lý và thần kinh không ạ? Ngày nào mẹ con cũng cảm thấy mệt mỏi hơn 1 tháng nay uống thuốc vẫn không bớt. (Hoài Hương)

Trả lời

Người bệnh trầm cảm sẽ được hướng dẫn cách nhận biết trước dấu hiệu của luồng suy nghĩ tiêu cực để chuyển hướng về những điều tích cực hơn (Ảnh minh họa)

Bạn thân mến,

Theo miêu tả của bạn, triệu chứng đã kéo dài hơn hai năm thì chuẩn đoán phù hợp nhất là chứng trầm cảm kéo dài. Bệnh này có thể chữa bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lí. Để có được hiệu quả tốt nhất thì nên sử dụng những loại thuốc SSRI (selective seratonin reuptake inhibitor) song song với liệu pháp tâm lí như liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive Behavioural Therapy).

Liệu pháp này gồm có hai phần chính. Phần thứ nhất bao gồm thay đổi thói quen và chiều hướng suy nghĩ không thực tế và tiêu cực dẫn đến trầm cảm. Ví dụ: người mắc chứng trầm cảm thường có xu hướng suy nghĩ về những sự kiện tiêu cực trong quá khứ và tập trung quá nhiều về những thiếu sót của bản thân. Trong quá trình trị liệu, người bệnh sẽ được hướng dẫn cách nhận biết trước dấu hiệu của những luồng suy nghĩ này để chuyển hướng suy nghĩ về những điều tích cực hơn.

Phần thứ hai sẽ hỗ trợ người mắc chứng trầm cảm có thêm động lực và tự chủ với hành động và cuộc sống của bản thân. Chứng trầm cảm làm cho người bệnh mất hứng thú với các hoạt động thường ngày, phần hai sẽ hướng dẫn cho người bệnh những phương pháp để tự tạo động lực thực hiện những hoạt động hằng ngày. Hy vọng câu trả lời này đem đến kết quả tích cực cho gia đình. Nếu có thêm thắc mắc xin hãy liên hệ alobacsi.com.

Trân trọng!

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X