Hotline 24/7
08983-08983

Đau tức vùng ngực dưới bụng, không đứng thẳng được, nên làm gì?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Mẹ em năm nay 61 tuổi, thường bị đau tức vùng ngực phía dưới bụng, đau kéo trì người xuống, không đứng thẳng được. Mẹ em đi khám, chẩn đoán là bị đa nhân tuyến giáp 2 thùy, kích thước nhỏ nhưng bác sĩ nói nên phẫu thuật. Xin bác sĩ tư vấn thêm cho em. Em cảm ơn.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Đau tức vùng ngực. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đau tức vùng ngực. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Tôi hiểu rằng em lo lắng cho tình hình sức khỏe của mẹ em, tuy nhiên thông tin về bệnh tình của mẹ em mà em nắm được khá mơ hồ. Thứ nhất là vị trí đau ngực chưa được rõ, thời gian đau bao lâu rồi, lần mà khám chẩn đoán là đa nhân 2 thùy tuyến giáp thì mẹ em đã đau ngực như vậy chưa, bởi vì bệnh đa nhân 2 thùy tuyến giáp không gây đau ngực như vậy.

Hơn nữa mức độ đau của mẹ em khá nặng thì bác sĩ không thể không kiểm tra hay xử trí gì được, thậm chí nếu bệnh nhân đau ngực nhiều như vậy còn có chỉ định nằm viện theo dõi và điều trị, và cuối cùng là đa nhân tuyến giáp 2 thùy kích thước nhỏ nhưng sao có chỉ định phẫu thuật thì tôi chưa rõ vì thông tin em cung cấp quá ít (như kết quả siêu âm tuyến giáp ra sao, có làm sinh thiết các nhân này bao giờ chưa...).

Do vậy, tốt hơn hết gia đình nên trao đổi với bác sĩ đang điều trị cho mẹ em, hoặc đưa mẹ em đến bệnh viện kiểm tra lại, đăng ký khám chuyên khoa Tim mạch trước vì tình trạng đau ngực khá nguy hiểm, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Nhân giáp là tình trạng tăng sinh mô tế bào tạo thành nhân trong tuyến giáp. Nhân có thể là nhân đặc hoặc dạng nang rỗng. Tùy thuộc vào tế bào tạo thành nhân, mà chúng có thể lành tính hoặc ác tính, gây ra cường giáp hoặc suy giáp.

Bướu nhân giáp thường được phát hiện bằng thăm khám bởi bác sĩ hoặc siêu âm tuyến giáp. Đa số nhân giáp thường lành tính, chỉ khoảng 5% nhân giáp là ác tính. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tuổi càng cao nguy cơ mắc bướu nhân giáp càng cao, trung bình từ 18-40 tuổi là nhóm có tần suất mắc bệnh cao nhất. Nữ dễ mắc hơn nam, gấp khoảng 9 lần nam giới. Tuy nhiên, Tỉ lệ nhân giáp ác tính lại ở nam lại cao hơn nữ.

Bướu giáp đa nhân có thể là bướu độc (tức là tạo ra quá nhiều hoóc môn tuyến giáp và gây ra cường giáp), hoặc không độc hại (tức là không tạo ra quá nhiều hoóc môn tuyến giáp).

Hầu hết các bướu giáp đa nhân không gây ra các triệu chứng và thường được tình cờ phát hiện khi khám sức khoẻ định kỳ hoặc trong quá trình xét nghiệm để điều trị tình trạng khác.

Trong bướu giáp đa nhân gây nhiễm độc giáp, bệnh nhân thường đến khám bác sĩ vì các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cường giáp.

Nếu bướu cổ đủ lớn, bệnh nhân có thể có các triệu chứng do chèn ép bao gồm khó thở (đặc biệt là khi nằm ngang), cảm giác nghẹn khi nuốt. Những triệu chứng này thường xảy ra nhất nếu bướu cổ phát triển thành ngực, gây tắc nghẽn khoang lồng ngực gây ra "hiện tượng nút chai giáp trạng". Các triệu chứng của hiện tượng này gồm: sự tắc nghẽn dòng chảy tĩnh mạch, thở hụt hơi, giãn mạch cổ, hoặc phù cổ, phù mặt.

Nếu bướu cổ đủ lớn, có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

Việc quyết định phương pháp điều trị bướu giáp đa nhân phụ thuộc nhiều vào kích cỡ, tốc độ phát triển, kết quả của FNA, nguy cơ ung thư, các triệu chứng chèn ép, và liệu bướu cổ có gây mất thẩm mỹ hay không.

Các phương pháp điều trị phổ biến là:

- Phẫu thuật
-
Điều trị bằng Iod phóng xạ: Giúp giảm thể tích nhân giáp nhanh chóng
- Hormon tuyến giáp: Thường được chỉ định cho bệnh nhân trẻ, nhân giáp nhỏ.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X