Hotline 24/7
08983-08983

Đau tức ngực trái, ho do bệnh lao, nên uống thuốc gì?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, em bị đau tức ngực trái, ho. Đi chụp CT có kết quả đây ạ. Nhờ bác sĩ tư vấn em bị làm sao, và nên uống thuốc gì ạ? Em bị sốt mấy hôm, đi khám thì bác sĩ bảo tràn dịch màng phổi 2 bên, hút dịch bên phải, đi xét nghiệm bảo bị lao. Em có uống thuốc lao trên 2 tháng nhưng không đỡ, vẫn ho, mệt mỏi, sút cân, đau tức ngực. Bây giờ em phải làm sao?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM



Ảnh do bạn đọc cung cấp

Chào bạn,

Theo bạn mô tả bệnh cảnh lâm sàng và phim CT-scan khá phù hợp với chẩn đoán lao. Thông thường sau điều trị lao tấn công 2 tháng, các triệu chứng sẽ cải thiện rõ, bệnh nhân ăn ngon miệng hơn, tăng cân, bớt ho, hết sốt, bớt khó thở.

Nếu sau điều trị 2 tháng mà bạn không cải thiện, vi khuẩn lao mà bạn mắc phải có thể là chủng kháng thuốc. Bạn nên quay lại để báo với bác sĩ diễn tiến và làm thêm xét nghiệm tầm soát kháng thuốc bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Dấu hiệu tổn thương phổi khi điều trị bệnh lao

>>Cần chú ý những gì khi chăm sóc người bệnh lao phổi?

Bệnh lao (còn gọi là TB) là một bệnh truyền nhiễm do vi trùng lao gây nên. Nếu vi trùng lao thâm nhập vào một cơ quan nào đó trong cơ thể và sinh sôi đồng thời cơ thể không thể chống lại nó, khi đó sẽ hình thành bệnh lao.

Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể như lao màng phổi, lao hạch bạch huyết, lao màng não, lao xương khớp, lao màng bụng, lao hệ sinh dịch - tiết niệu, lao ruột, trong đó bệnh lao phổi thường gặp nhất (chiếm 80 - 85%) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.

Đối với người bị nghi ngờ mắc bệnh lao phổi, nếu xét nghiệm soi đờm trực tiếp thấy có vi khuẩn lao thì người bệnh được chẩn đoán là lao phổi AFB (+) và ngược lại là lao phổi AFB (-).

Nếu không được điều trị kịp thời người bệnh lao phổi có thể gặp một số biến chứng sau:

- Tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, ho ra máu.

- Sau khi chữa khỏi lao phổi vẫn có thể để lại một số di chứng như: suy hô hấp mãn, giãn phế quản, u nấm phổi, tràn khí màng phổi...

Phương pháp điều trị phổ biến là dùng thuốc trị lao.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X